Ấn Độ kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch G20

(ĐTTCO) - “Hướng tới một tương lai tươi sáng hơn: Năm chủ tịch G20 của Ấn Độ và Bình minh của chủ nghĩa đa phương mới” là tiêu đề bài viết của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhân sự kiện đánh dấu kết thúc Năm chủ tịch G20.
Ấn Độ kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch G20

Theo Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, khi đảm nhận trách nhiệm này vào năm ngoái, bối cảnh toàn cầu khi ấy đang đứng trước thách thức nhiều mặt: sự phục hồi sau đại dịch Covid-19, các mối đe dọa về khí hậu đang rình rập, bất ổn tài chính và khó khăn nợ nần ở các quốc gia đang phát triển, tất cả cùng tồn tại trong bối cảnh chủ nghĩa đa phương đang suy giảm. Giữa những xung đột và cạnh tranh đó hợp tác phát triển bị ảnh hưởng đồng thời sự tiến bộ cũng bị cản trở.

“Ấn Độ muốn nhắc nhở thế giới về những gì đoàn kết chúng ta hơn là những gì chia rẽ chúng ta. Cuối cùng, chúng ta nhận ra đối thoại toàn cầu cần thay đổi - lợi ích của số ít phải nhường chỗ cho khát vọng của số đông. Điều này đòi hỏi một cuộc cải cách cơ bản về chủ nghĩa đa phương như chúng ta đã biết.

"Toàn diện, đầy tham vọng, định hướng hành động và quyết đoán. Bốn cụm từ này đã xác định cách tiếp cận của chúng tôi với tư cách là chủ tịch G20 và Tuyên bố New Delhi được tất cả các thành viên G20 nhất trí thông qua chính là minh chứng cho cam kết của chúng tôi trong việc thực hiện những nguyên tắc này”, ông Modi nhấn mạnh.

Ấn Độ đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch G20 trong bối cảnh nhóm G20 đầy mâu thuẫn và chia rẽ

Ấn Độ đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch G20 trong bối cảnh nhóm G20 đầy mâu thuẫn và chia rẽ

Theo người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ, việc đưa Liên minh châu Phi (AU) làm thành viên thường trực của G20 đã đưa 55 quốc gia châu Phi vào diễn đàn, mở rộng tổ chức này tới 80% dân số toàn cầu.

“Trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của chúng tôi, Ấn Độ đã dẫn đầu các cuộc thảo luận về các vấn đề địa chính trị và tác động của chúng đối với tăng trưởng cũng như phát triển kinh tế. Chủ nghĩa khủng bố và việc giết hại thường dân một cách vô nghĩa là không thể chấp nhận được và chúng ta phải giải quyết vấn đề này bằng chính sách không khoan nhượng. Chúng ta phải thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trước sự thù địch và nhắc lại rằng đây không phải thời đại của chiến tranh", Thủ tướng Ấn Độ cho biết.

Sau Ấn Độ, Brazil sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch G20 vào năm 2024.

Các tin khác