Quy trình ngược, lấy khách hàng làm trung tâm
Bà Priya Lakshmi, Trưởng phòng kinh doanh khởi nghiệp, AWS khu vực ASEAN đã có những chia sẻ: Khi nhắc đến Amazon nhiều người sẽ nhớ ngay đến một công ty khởi nghiệp với việc bán sách online rồi phát triển thêm rất nhiều mặt hàng theo nhu cầu của người mua toàn cầu, sau đó triển khai điện toán đám mây đồng thời phát triển thêm các sản phẩm như Kindle và Echo.
Đặc biệt cùng với những hoạt động kinh doanh online Amazon đã triển khai những cửa hàng offline như Amazon Book hay Amazon Go để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Amazon luôn làm việc với khách hàng theo quy trình ngược. Từ nhu cầu của khách hàng để xây dựng những sản phẩm phục vụ cho họ. Đây là văn hoá sáng tạo tại Amazon cũng như AWS.
“Tại Amazon, khi chúng tôi nâng cấp hoặc giới thiệu một sản phẩm, dịch vụ nào đó chúng tôi bao giờ cũng phải nghĩ tới câu hỏi đầu tiên là lợi ích mang lại cho khách hàng là gì. Khi trả lời được chúng tôi mới tiếp tục làm những công việc khác” bà Priya nhấn mạnh.
Với bất cứ quy trình làm việc ngược nào tại Amazon thì đều phải trả lời được 5 câu hỏi: Đầu tiên, ai là khách hàng? Vấn đề của họ hay cơ hội của họ là gì? Các ý tưởng này có quan trọng với lợi ích của khách hàng hay không? Họ có muốn làm các dịch vụ này hay không? Trải nghiệm của khách hàng sẽ như thế nào? Khi chúng ta nhìn vào những câu hỏi này, có khi chỉ mất 5 phút nhưng cũng có khi mất 5 tháng để tìm ra các câu trả lời về các câu hỏi dành cho khách hàng này. Và luôn luôn bắt đầu với khách hàng, tất cả chúng tôi đều như vậy.
Với riêng AWS, hiện hơn 90% dịch vụ được thiết kế dựa trên những phản hồi của khách hàng, 10% còn lại AWS nhìn vào khách hàng muốn điều gì trong tương lai, kể cả là họ chưa nhìn thấy hay chưa hiểu nhu cầu đó là gì trong tương lai.
Mô hình “two pizza” team
Có một câu nói rất quen thuộc là muốn đi nhanh thì đi một mình nhưng muốn đi xa thì đi cùng nhau. Để đi cùng nhau phải có nền tảng hợp tác về tổ chức. Và cách tổ chức đội nhóm cũng là một trong những đặc trưng văn hoá của AWS.
Chúng tôi hiểu rằng khi hình thành những đội nhóm lớn sẽ giảm khả năng ra quyết định vì thế một khái niệm được hình thành ở AWS là đội nhóm “two pizza”. “Two pizza”được hiểu là đội nhóm đủ lớn để chia 2 cái bánh pizza, tức là dưới 10 người. Đội nhóm này có thể tiếp cận khách hàng nhanh, hiểu khách hàng hơn và đưa ra những quyết định nhanh, chính xác. Chúng tôi tin rằng đội nhóm “two pizza” sẽ làm giảm nguy cơ thất bại.
Đáng lưu ý khi nhu cầu sản phẩm dịch vụ gia tăng thì cái quan trọng không phải bổ sung thêm người vào đội nhóm mà là bổ sung thêm các đội nhóm có quy mô nhỏ tương tự. Tất nhiên, với đội nhóm chỉ nhỏ bằng 2 cái bánh pizza không phải là 1 sự đảm bảo cho thành công, chúng ta biết rằng sáng tạo luôn đi kèm với thất bại. Thất bại là một phần của thành công. Ở Amazon chúng tôi không trừng phạt ai đó vì thất bại mà luôn học hỏi từ thất bại đó để thành công.
Tại Amazon có 250 dịch vụ khác nhau và mỗi 1 dịch vụ sẽ có 1 đội nhóm mà quy mô chỉ bằng two pizza team để phụ trách, còn ở AWS cũng có hơn 200 dịch vụ hiện tại, và với mỗi 1 dịch vụ như vậy cũng có 1 đội nhóm quy mô 2 bánh pizza phụ trách.
Cùng với quy tăng nhóm 2 bánh pizza thì có 4 khía cạnh để nhân viên tại Amazon có thể sáng tạo cũng như hỗ trợ khách hàng sáng tạo thành công là văn hoá, tổ chức, kiến trúc và cơ chế. Cần nhấn mạnh rằng, chúng tôi không nói chúng tôi là cách thức duy nhất hay văn hoá của chúng tôi là tốt nhất nhưng có nhiều startup đã đề nghị được học hỏi văn hoá của Amazon nên chúng tôi quyết định chia sẻ những điều mình đã làm được.
Bizzi, startup Việt được truyền cảm hứng và thành công từ văn hóa AWS
Nguyễn Bảo Nguyên, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc công nghệ Bizzi cho biết:“Là một doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của AWS chúng tôi không chỉ được AWS hỗ trợ về mặt công nghệ, chi phí trong giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn mà Bizzi còn học hỏi được nhiều điểm trong văn hoá của AWS”.
Cụ thể như chúng tôi có một điểm tương đồng rất rõ rệt với AWS là luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, tất cả những kế hoạch, sản phẩm và quyết định của Bizzi đều dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng. Trong những giai đoạn đầu của một công ty khởi nghiệp (startup), chương trình AWS Activate sẽ cung cấp cho những startup đạt tiêu chuẩn một loạt những lợi ích bao gồm AWS credits, hỗ trợ kỹ thuật và cả đào tạo. Từ năm 2013, chương trình AWS Activate đã cung cấp cho hàng trăm ngàn startup với những lợi ích này. Trong suốt hai năm vừa qua, AWS đã dành tới hơn 2 tỷ đô bằng Activate credits để giúp những startup ở giai đoạn đầu phát triển khởi động kinh doanh và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Với sự trợ giúp này, nhiều startup đang sử dụng các dịch vụ đám mây có độ khả mở, đáng tin cậy và an toàn cao như năng lực tính toán, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, phân tích, Internet Vạn Vật, Máy học và nhiều dịch vụ khác từ AWS để mở rộng quy mô doanh nghiệp của họ. Thông qua chương trình này, AWS cũng cung cấp bảng điều khiển Activate Console, được thiết kế để hỗ trợ những người sáng lập qua mọi giai đoạn trong hành trình khởi nghiệp của họ: từ ý tưởng ban đầu, đến xây dựng MVP (minimum viable product), đến có được khách hàng đầu tiên, và mở rộng quy mô kinh doanh trên AWS và hơn thế nữa. Bảng Activate Console cung cấp cho người sáng lập các đề xuất được cá nhân hóa về nhiều chủ đề đào tạo đáng lưu ý dựa trên cách sử dụng AWS của họ, đồng thời theo dõi và giám sát các khoản credit và chi phí AWS của người dùng. |