BIDV sẽ bán 30% vốn điều lệ cho NĐTNN

Đại diện Hội đồng quản trị, ông Lê Đào Nguyên cho biết, ngân hàng đang cùng với đối tác tư vấn là Morgan Standley tiến hành khảo sát, tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược.   Giá bán sẽ theo phương thức thỏa thuận, căn cứ điều kiện cam kết hỗ trợ và phù hợp với nguyên tắc thị trường tại thời điểm bán và quy định pháp luật hiện hành.   Theo BIDV, việc lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài có ý nghĩa quan trọng và sẽ góp phần đến sự thành công của quá trình cổ phần hóa và phát triển.   Hội đồng quản trị cũng trả lời một số thắc mắc của cổ đông về sáp nhập, nợ xấu, cổ tức... Trước băn khoăn của cổ đông về việc BIDV tham gia mua bán, sáp nhập, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Bắc Hà cũng thẳng thắn, hiện ngân hàng chưa có ý tưởng này.   "Chỉ khi nào có gợi ý, trao đổi của cơ quan nhà nước, BIDV mới xem xét. Ngay cả khi việc này xảy ra, BIDV chỉ tiến hành nếu nó không làm phương hại, tổn hại quá mức đến hoạt động" - ông Hà nói.   Về việc xử lý nợ xấu,

Tại Đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức ngày 25-4, các cổ đông đã thông qua tờ trình lựa chọn một nhà đầu tư chiến lược và một nhà đầu tư tài chính nước để bán tổng cộng 30% vốn điều lệ của ngân hàng.

 

Đại diện Hội đồng quản trị, ông Lê Đào Nguyên cho biết, ngân hàng đang cùng với đối tác tư vấn là Morgan Standley tiến hành khảo sát, tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược.

Giá bán sẽ theo phương thức thỏa thuận, căn cứ điều kiện cam kết hỗ trợ và phù hợp với nguyên tắc thị trường tại thời điểm bán và quy định pháp luật hiện hành.

Theo BIDV, việc lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài có ý nghĩa quan trọng và sẽ góp phần đến sự thành công của quá trình cổ phần hóa và phát triển.

Hội đồng quản trị cũng trả lời một số thắc mắc của cổ đông về sáp nhập, nợ xấu, cổ tức... Trước băn khoăn của cổ đông về việc BIDV tham gia mua bán, sáp nhập, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Bắc Hà cũng thẳng thắn, hiện ngân hàng chưa có ý tưởng này.

"Chỉ khi nào có gợi ý, trao đổi của cơ quan nhà nước, BIDV mới xem xét. Ngay cả khi việc này xảy ra, BIDV chỉ tiến hành nếu nó không làm phương hại, tổn hại quá mức đến hoạt động" - ông Hà nói.

Về việc xử lý nợ xấu, năm 2013 BIDV đã bán hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC và dự kiến bán tiếp hơn 2.000 tỷ trong năm nay, đảm bảo nợ xấu dưới tỷ lệ 3%.

Tại cuộc họp này, BIDV cũng trình cổ đông việc tăng vốn thông qua phát hành cổ phần riêng lẻ cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư tài chính. Dự kiến đến cuối 2014, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng lên 33.570 tỷ đồng từ mức 28.112 tỷ đồng hiện tại.

Hội đồng quản trị trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức năm 2013 với tỷ lệ 8,5% vốn điều lệ, tương đương 2.389 tỷ đồng. Trong số 8,5% này có 2,1% bằng tiền mặt và 6,4% là bằng cổ phiếu.

Theo kế hoạch năm 2014, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 6.000 tỷ đồng, huy động vốn và dư nợ tín dụng cùng tăng 13%, nợ xấu dưới 3%.

Tại Đại hội, BIDV thông qua đơn từ nhiệm của ông Trần Văn Hiếu (nghỉ hưu) và bầu bổ sung bà Phan Thị Chinh, Phó Tổng Giám đốc BIDV vào Hội đồng quản trị.

Các tin khác