Giống như năng lượng hơi nước đã chuyển đổi ngành sản xuất vào thế kỷ 18, công nghệ đám mây cũng đang thay đổi các hoạt động công nghiệp ngày nay. Các hồ dữ liệu (Data lakes), Internet vạn vật (IoT), công nghệ tiên tiến, giao tiếp giữa máy với máy và học máy (ML) đều là một phần của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số này, thường được gọi là công nghiệp 4.0. Công nghệ đám mây không chỉ đơn thuần giúp doanh nghiệp kiếm được nhiều tiền hơn với chi phí thấp hơn, nó còn cải thiện năng suất, đẩy nhanh tiến độ, chất lượng, an toàn và tính bền vững.
Hiện các công ty công nghiệp hàng đầu đều đang sử dụng công nghệ đám mây để đổi mới hoạt động của mình. Những công ty này đã thành công trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ, hiểu cách thu thập và quản lý dữ liệu trên quy mô lớn, nắm bắt được học máy và các giải pháp tiên tiến.
Câu chuyện của Volkswagen
Thu thập và quản lý dữ liệu trên quy mô lớn là thách thức lớn các công ty công nghiệp gặp phải khi bắt đầu hành trình chuyển đổi kỹ thuật số. Các công ty này tạo ra hàng terabyte (TB) dữ liệu mỗi ngày và dữ liệu đó thường nằm trong các hầm chứa, nằm rải rác trên các cửa hàng dữ liệu tại chỗ độc quyền, các ứng dụng công nghiệp và thiết bị IoT. Do đó, việc nhận được các số liệu quan trọng, chẳng hạn như năng suất và tính sẵn có của thiết bị, từ các dây chuyền khác nhau trong một nhà máy hoặc các nhà máy ở các địa điểm khác nhau trở nên gần như không thể.
Câu chuyện của Volkswagen
Thu thập và quản lý dữ liệu trên quy mô lớn là thách thức lớn các công ty công nghiệp gặp phải khi bắt đầu hành trình chuyển đổi kỹ thuật số. Các công ty này tạo ra hàng terabyte (TB) dữ liệu mỗi ngày và dữ liệu đó thường nằm trong các hầm chứa, nằm rải rác trên các cửa hàng dữ liệu tại chỗ độc quyền, các ứng dụng công nghiệp và thiết bị IoT. Do đó, việc nhận được các số liệu quan trọng, chẳng hạn như năng suất và tính sẵn có của thiết bị, từ các dây chuyền khác nhau trong một nhà máy hoặc các nhà máy ở các địa điểm khác nhau trở nên gần như không thể.
Nhưng với nền tảng đám mây, việc mở rộng quy mô lưu trữ, máy tính và phân tích không phải là vấn đề đối với Volkswagen - một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới ở Đức. Họ có thể tăng hoặc giảm quy mô trong vài phút. Đám mây cũng cung cấp một nơi tập trung để tích hợp và lưu trữ dữ liệu, giúp việc truy cập và phân tích dễ dàng hơn mọi lúc mọi nơi.
Volkswagen sản xuất khoảng 11 triệu xe ô tô mỗi năm và đưa 200 triệu bộ phận mỗi ngày vào các nhà máy của mình - quy mô quá lớn để có thể vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu quả. Bằng cách di chuyển dữ liệu từ 124 nhà máy có địa điểm phân tán và chạy các giải pháp dữ liệu khác nhau sang kiến trúc duy nhất trên đám mây công nghiệp Volkswagen, nhà khổng lồ xe hơi kỳ vọng cải thiện năng suất lên 30%. Bước tiếp theo, tập đoàn dự kiến tích hợp mạng lưới toàn cầu của Volkswagen với hơn 30.000 nhà cung cấp vào đám mây công nghiệp.
Học máy cải tiến sản xuất giấy
Học máy cải tiến sản xuất giấy
Công nghệ đám mây cũng rất quan trọng để bảo trì, dự đoán và kiểm soát chất lượng tự động. Cả 2 đều yêu cầu các mô hình học máy phải được đào tạo trên lượng lớn dữ liệu, điều này rất khó khi dữ liệu nằm rải rác. Việc tập trung dữ liệu trên đám mây giúp việc học máy có thể thực hiện được. Nhưng tốc độ xác định sản phẩm hoặc máy móc bị lỗi cũng rất quan trọng. Thí dụ, khi xem xét tốc độ trên chiếc máy sản xuất giấy thông thường, nếu mất 60 giây để nhận ra chất lượng kém và đưa ra quyết định dừng sản xuất, chiếc máy đó đã sản xuất được cả 1km giấy không sử dụng được. Để đưa ra các quyết định tự động trong thời gian thực, việc học máy cần phải diễn ra ngay trên thiết bị biên duyên giống như cảm biến.
Thiết bị này sẽ dựa vào đám mây để xử lý, phân tích, lưu trữ và học máy, nhưng cũng thực hiện một số xử lý như suy luận học máy ngay trên thiết bị. Điều này sẽ giúp giảm độ trễ. Việc kết hợp sức mạnh của học máy ở thiết bị biên duyên với thị giác máy tính sẽ đưa điều này tiến thêm một bước. Thị giác máy tính cho phép máy móc xác định mọi thứ, chẳng hạn như sản phẩm bị lỗi, bằng cách quét hình ảnh với độ chính xác bằng hoặc cao hơn con người, với tốc độ và hiệu quả cao hơn nhiều.
Điển hình là Georgia-Pacific, đã sử dụng thị giác máy tính, học máy và công nghệ tiên tiến để giảm rách giấy trong sản xuất khăn giấy. Hàng trăm cuộn giấy và khăn giấy "mẹ" được sản xuất mỗi ngày tại các cơ sở sản xuất ở Georgia- Pacific trên khắp Bắc Mỹ. Trong khi sản xuất, các cuộn giấy mẹ có thể bị rách hoặc đứt khi chuyển đổi các cuộn giấy lớn thành các sản phẩm khăn giấy hoặc khăn tắm. Nếu các vết rách hoặc đứt xảy ra thường xuyên, sẽ dẫn đến thời gian ngừng hoạt động của máy giấy và dây chuyền chuyển đổi, có thể khiến Georgia-Pacific thiệt hại hàng triệu USD mỗi năm cho mỗi dây chuyền, trong khi công ty có hơn 150 dây chuyền chuyển đổi nên con số thiệt hại rất lớn.
Trợ giúp từ các chuyên gia
Trợ giúp từ các chuyên gia
Nhưng những thay đổi lớn rất khó thực hiện một mình vì thường đòi hỏi nhiều tập hợp kỹ năng, đôi khi cả một hệ sinh thái. Đó là lý do các nhà lãnh đạo công nghiệp phải làm việc với các tổ chức có kinh nghiệm trong công nghệ đám mây để tăng tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số, tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Là công ty con của Koch Industries từ năm 2004, INVISTA đưa ra thị trường các thành phần độc quyền cho nylon 6,6 và các nhãn hiệu được công nhận, bao gồm STAINMASTER, CORDURA và ANTRON. Đây là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới về chất trung gian hóa học, polyme và sợi - những chất liệu được sử dụng trong nhiều sản phẩm gia dụng và công nghiệp mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
INVISTA đã làm việc với Dịch vụ Web Amazon (AWS) để chuyển 600 máy chủ của mình sang đám mây AWS, tạo ra quy trình dự trữ hàng hóa khép kín, hoàn toàn tự động, tiết kiệm cho công ty 2 triệu USD/năm. Trước đây, INVISTA phải mất 2 tháng để chuyển dữ liệu lịch sử của một nhà máy đến một nhà khoa học để phân tích. Bằng cách nhận trợ giúp từ một nhóm có kinh nghiệm, INVISTA đã có thể chuyển được nhiều và nhanh hơn.