Không cần chứng minh thu nhập vẫn có tiền xài
Thời điểm tháng 7-2018, Home Credit đã gửi thông tin mời những khách hàng có lịch sử tín dụng tốt mở thẻ tín dụng quốc tế Visa, hạn mức đến 30 triệu đồng. Thông tin khách hàng mở thẻ được nhân viên tư vấn thu thập trực tiếp qua điện thoại, điền vào giấy đề nghị mở thẻ thay cho người dùng.
Thời điểm tháng 7-2018, Home Credit đã gửi thông tin mời những khách hàng có lịch sử tín dụng tốt mở thẻ tín dụng quốc tế Visa, hạn mức đến 30 triệu đồng. Thông tin khách hàng mở thẻ được nhân viên tư vấn thu thập trực tiếp qua điện thoại, điền vào giấy đề nghị mở thẻ thay cho người dùng.
Hiện nay, cán cân phát hành, thanh toán thẻ trên thị trường đang có xu hướng mất cân đối, khi các TCTD tập trung vào việc phát hành thẻ mà chưa đầu tư nhiều vào phát triển mạng lưới ATM, vì chi phí đầu tư và chi phí vận hành cao. |
Thẻ tín dụng quốc tế do Home Credit phát hành phí giao dịch cạnh tranh như rút tiền chỉ 3%, phí chuyển đổi ngoại tệ 4%, miễn phí các giao dịch như đổi PIN, in lại sao kê, khiếu nại sai. Sau khi mở thẻ, nhân viên của Home Credit thường xuyên gọi điện tư vấn khách hàng sử dụng thẻ để được hưởng các ưu đãi.
Sau khi Vietcombank thoái xong vốn, CTTC cổ phần Xi năng (CFC) đã đổi tên thành CTTC cổ phần Tín Việt (VietCredit) từ ngày 18-6-2018, bộ nhận diện thương hiệu mới với chiến lược tập trung phát triển mảng tài chính tiêu dùng. Thay vì cho vay theo từng hồ sơ đăng ký như các CTTC vẫn thực hiện, VietCredit đặt các điểm giao dịch tại các hệ thống siêu thị lớn như Big C, MM Mega Market… để giới thiệu sản phẩm thẻ vay VietCredit.
Thẻ cho vay với hạn mức từ 5-100 triệu đồng, lãi suất từ 24-39%/năm. Hồ sơ đăng ký gồm chứng minh nhân dân/căn cước công dân và thông tin thu nhập. Khách hàng vay không chịu phí tất toán trước hạn, số tiền cần thanh toán hàng tháng từ 6% trên dư nợ gốc.
Gần đây, nhiều khách hàng cũng thường xuyên nhận được điện thoại mời mở thẻ của các nhân viên Shinhan Bank Việt Nam, với các ưu đãi như hoàn phí thường niên đến 1,5 triệu đồng, tặng 2.000 dặm bay chào mừng, tặng vali du lịch trị giá 2,35 triệu đồng, hoàn tiền 100.000 đồng khi chi tiêu tối thiểu 500.000 đồng.
Đây là một NH rất năng nổ trong việc đi sâu vào cho vay tiêu dùng sau khi mua lại mảng này từ ANZ Việt Nam. Hiện nay, Shinhan Bank Việt Nam đang mở rộng cung cấp dịch vụ tạm ứng tiền mặt linh hoạt, dễ dàng vay tiền mặt nhanh với số tiền lên đến 100% hạn mức thẻ tín dụng, giải ngân trong vòng 24 giờ. Mức vay từ 3 triệu đến 500 triệu đồng với các kỳ hạn lựa chọn 12, 24, 36 tháng, lãi suất từ 18%/năm.
Lợi thế khai thác
Theo số liệu của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam lên đến 36%/năm. Tiềm năng thị trường vẫn còn lớn, khi mà dân số Việt Nam trong độ tuổi lao động chiếm đến 70%. Trong khi đó, số lượng dân cư có giao dịch tín dụng được ghi nhận chính thống qua NH, CTTC... mới chỉ khoảng 33,5 triệu người.
Lợi thế khai thác
Theo số liệu của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam lên đến 36%/năm. Tiềm năng thị trường vẫn còn lớn, khi mà dân số Việt Nam trong độ tuổi lao động chiếm đến 70%. Trong khi đó, số lượng dân cư có giao dịch tín dụng được ghi nhận chính thống qua NH, CTTC... mới chỉ khoảng 33,5 triệu người.
Trong một báo cáo gần đây, StoxPlus cũng nhận định hình thức cho vay trả góp để mua hàng đang trở nên bão hòa, các CTTC đã lần lượt triển khai “chiêu” mới để khai thác hết dư địa của thị trường bằng cách chuyển dịch từ cho vay trực tiếp ở cửa hàng sang trực tuyến, cung cấp các khoản vay tiền mặt và phát hành thẻ tín dụng. Đây là những sản phẩm được đánh giá cao về khả năng tăng trưởng, bởi các đơn vị cho vay tiêu dùng trước nay vẫn đánh vào phân khúc chưa có tài khoản NH và thu nhập thấp.
Các chuyên gia cũng nhận định, các CTTC hay các NH hoạt động trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng có lợi thế khai thác mảng này, vì họ nắm giữ hệ thống dữ liệu cá nhân rất lớn, nắm được lịch sử vay vốn của khách hàng, từ đó đưa ra quyết định khách hàng nào được mở thẻ và thủ tục hồ sơ cũng hoàn thiện nhanh chóng. Trong khi đó, thủ tục mở thẻ tín dụng tại các NH yêu cầu nhiều hồ sơ chứng minh địa chỉ, thu nhập… và mất nhiều thời gian hơn.
Tỉnh táo trước bẫy phí, lãi suất
Một điều cần biết khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tức là vay nợ, khi cấp hạn mức cho khách hàng qua thẻ Visa hay Master Card, các TCTD đã tính đến việc khách hàng sử dụng tối đa hạn mức thông qua việc rút tiền mặt hay mua sắm sẽ trả được nợ hay không. Chẳng hạn các thẻ tín dụng luôn ưu đãi miễn lãi 45 ngày, nhưng tùy theo ngày ký hợp đồng CTTC sẽ ấn định ngày lập bảng và ngày đến hạn thanh toán.
Tỉnh táo trước bẫy phí, lãi suất
Một điều cần biết khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tức là vay nợ, khi cấp hạn mức cho khách hàng qua thẻ Visa hay Master Card, các TCTD đã tính đến việc khách hàng sử dụng tối đa hạn mức thông qua việc rút tiền mặt hay mua sắm sẽ trả được nợ hay không. Chẳng hạn các thẻ tín dụng luôn ưu đãi miễn lãi 45 ngày, nhưng tùy theo ngày ký hợp đồng CTTC sẽ ấn định ngày lập bảng và ngày đến hạn thanh toán.
Chủ thẻ cà thẻ/rút tiền càng gần ngày đến hạn thanh toán, thời gian được miễn lãi càng ngắn lại thay vì đúng 45 ngày như thông báo. Đến hạn thanh toán, CTTC sẽ gửi bảng sao kê thẻ tín dụng có thông tin số tiền tối thiểu phải trả khoảng 10% trên dư nợ cuối kỳ (các NH áp dụng chỉ 5%). Khi khách hàng không trả hết tổng số tiền chi tiêu mà chỉ thanh toán mức tối thiểu hoặc thanh toán không đủ, số tiền lãi sẽ được tính dựa trên dư nợ thẻ. Riêng các giao dịch như rút tiền mặt ở máy ATM đã tính lãi bắt đầu ngay tại thời điểm chủ thẻ rút tiền.
Hơn nữa, phí thường niên chỉ được miễn nếu ngay trong năm đầu chi tiêu của thẻ đạt một mức nào đó, hiện đa số CTTC áp dụng mức 36 triệu đồng/năm. Từ năm thứ 2 trở đi, phí thường niên khoảng 200.000 đồng/thẻ. Nếu để nợ quá hạn, phí phạt lần 1 là 0,05%/ngày của số tiền tối thiểu phải đóng quá hạn, phí phạt lần 2 và lần 3 lần lượt 0,1%/ngày và 0,15%/ngày. Ngoài ra, từ năm thứ 2, các loại phí khác cũng không còn được miễn, như phí phát hành lại sao kê là 30.000 đồng/lần, phí đổi mã PIN, phí khiếu nại sai 50.000 đồng/lần.
Khi trào lưu phát hành thẻ tín dụng của các CTTC gia tăng, CTCP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cũng cân đối lại việc chia sẻ giao dịch rút tiền ATM đối với tổ chức thành viên chỉ tham gia chiều phát hành thẻ. Theo đó, các tổ chức chỉ phát hành thẻ không đầu tư máy có thể phải trả phí 8.800 đồng (đã gồm VAT) thay vì mức 2.200 đồng như hiện nay.
Biểu phí mới này được áp dụng từ ngày 1-8. Trong khi đó, với những đơn vị phát hành thẻ có máy ATM mức phí vẫn giữ nguyên như hiện tại. Lý do của việc điều chỉnh này nhằm hài hòa giữa tổ chức phát hành và tổ chức thanh toán, tiến tới bù đắp chi phí, tự điều chỉnh và khuyến khích phát triển mạng lưới ATM.