Với vị trí nối từ miền Đông Nam bộ qua ĐBSCL, vùng có ý nghĩa quan trọng về kết nối thông thương trong nước và các vùng kinh tế trên thế giới.
Do vậy, những chiến lược, kế hoạch phát triển vùng cần được tính toán, xây dựng hết sức chặt chẽ để phát huy tiềm năng thế mạnh trong vùng và góp phần vào sự phát triển chung của cả nước.
Kinh nghiệm châu Âu cuối thế kỷ 19
Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam (Bộ Xây dựng - viết tắt SISP) là đơn vị tư vấn thực hiện điều chỉnh xây dựng Vùng TPHCM. Các bộ ngành, địa phương đã có nhiều ý kiến về cơ sở khoa học cũng như số liệu đầu vào trong việc điều chỉnh này.
Theo thuyết minh của SISP, đồ án điều chỉnh quy hoạch lần này sẽ tập trung giải quyết các nội dung như tăng cường kết nối vùng với các khu vực kinh tế, đáp ứng yêu cầu kết nối với chiến lược quốc gia, khắc phục hạn chế trong định hướng phát triển không gian vùng và giải quyết các thách thức trong thực trạng phát triển không gian vùng…
Theo thuyết minh của SISP, đồ án điều chỉnh quy hoạch lần này sẽ tập trung giải quyết các nội dung như tăng cường kết nối vùng với các khu vực kinh tế, đáp ứng yêu cầu kết nối với chiến lược quốc gia, khắc phục hạn chế trong định hướng phát triển không gian vùng và giải quyết các thách thức trong thực trạng phát triển không gian vùng…
Tuy nhiên, trong văn bản góp ý gửi đến Bộ Xây dựng thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nội dung giải trình và luận chứng phát triển xây dựng không gian vùng và mối liên kết vùng chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Một số luận chứng mang tính áp đặt, thiếu cơ sở khoa học chuyên ngành để luận giải cho việc hình thành không gian phát triển ngành. Liên quan đến yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về đánh giá việc thực hiện quy hoạch xây dựng vùng (đã được phê duyệt năm 2008) cần lưu ý chú trọng giải trình 2 nội dung: ưu điểm - hạn chế của đồ án trong bối cảnh mới và nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số nội dung đánh giá còn chủ quan, thiếu cơ sở khoa học; do đó, cần dựa trên các nhận định, số liệu đáng tin cậy, tham khảo ý kiến các địa phương trong vùng để có tính khách quan, đảm bảo giải quyết triệt để các nội dung còn vướng mắc và có tính kiến tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng phù hợp với tiềm năng của vùng.
Theo Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM, từ phương pháp tiếp cận quy hoạch vùng ở châu Âu vào cuối thế kỷ 19, chúng ta cần xác định được ưu - nhược điểm để làm rõ có phù hợp với quy hoạch Vùng TPHCM hay không? Đối với kinh nghiệm tại Anh, Pháp, Đức, cơ sở khoa học áp dụng chưa rõ nét mà cần xác định khả năng áp dụng đối với thực tiễn TPHCM (có sự khác biệt khá lớn về hoàn cảnh lịch sử, không tương đồng về thể chế chính trị, khác biệt về kinh tế - xã hội, nguồn lực, mô hình, tổ chức thực hiện; đồng thời cũng khác biệt về dân số, phong tục tập quán, điều kiện khí hậu - tự nhiên…).
Theo Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM, từ phương pháp tiếp cận quy hoạch vùng ở châu Âu vào cuối thế kỷ 19, chúng ta cần xác định được ưu - nhược điểm để làm rõ có phù hợp với quy hoạch Vùng TPHCM hay không? Đối với kinh nghiệm tại Anh, Pháp, Đức, cơ sở khoa học áp dụng chưa rõ nét mà cần xác định khả năng áp dụng đối với thực tiễn TPHCM (có sự khác biệt khá lớn về hoàn cảnh lịch sử, không tương đồng về thể chế chính trị, khác biệt về kinh tế - xã hội, nguồn lực, mô hình, tổ chức thực hiện; đồng thời cũng khác biệt về dân số, phong tục tập quán, điều kiện khí hậu - tự nhiên…).
Chẳng hạn việc đơn vị tư vấn đề xuất lấy kinh nghiệm các nước châu Âu những năm cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 để áp dụng cho phương pháp quy hoạch vùng đô thị TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị làm rõ sự tương đồng của các vùng được lấy làm ví dụ để so sánh. Bộ này cũng lưu ý bổ sung kinh nghiệm từ các nước trong khu vực như Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan…
Số liệu “nhảy múa”
SISP đưa ra 2 kịch bản xu hướng phát triển vùng và kịch bản được chọn theo bối cảnh BĐKH sẽ tác động lên vùng nên việc phát triển mang tính hệ thống các phương thức tiếp cận thích ứng, nhất là ở các vùng dễ bị ngập lụt để giảm thiểu các tác động tiêu cực (thay vì chọn kịch bản tiếp tục duy trì dẫn đầu cả nước về kinh tế, tăng trưởng đạt mức 8% - 9%).
Số liệu “nhảy múa”
SISP đưa ra 2 kịch bản xu hướng phát triển vùng và kịch bản được chọn theo bối cảnh BĐKH sẽ tác động lên vùng nên việc phát triển mang tính hệ thống các phương thức tiếp cận thích ứng, nhất là ở các vùng dễ bị ngập lụt để giảm thiểu các tác động tiêu cực (thay vì chọn kịch bản tiếp tục duy trì dẫn đầu cả nước về kinh tế, tăng trưởng đạt mức 8% - 9%).
Điều đó có nghĩa, các ý tưởng quy hoạch và dự báo phát triển đều dựa trên kịch bản BĐKH. Từ năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cập nhật kịch bản BĐKH, thế nhưng đến tháng 7-2017, trong báo cáo SISP cho biết vẫn sử dụng kịch bản BĐKH năm 2012. Trong khi 2 kịch bản này có sự khác biệt về số liệu rất lớn.
Chẳng hạn, theo kịch bản BĐKH năm 2012 thì đến năm 2100, khoảng 20% diện tích TPHCM sẽ bị ngập khi mực nước biển dâng 1m, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngập khoảng 10% diện tích, nhưng theo kịch bản BĐKH cập nhật năm 2016 thì diện tích ngập của TPHCM sẽ là 17,8%, Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 4,79%. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho hay, theo Công ước Paris về BĐKH, tất cả các quốc gia đều phải hành động để giữ cho nhiệt độ toàn cầu vào cuối thế kỷ tăng ở mức dưới 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp và khuyến cáo các địa phương nên áp dụng kịch bản trung bình đối với các tiêu chuẩn thiết kế cho công trình mang tính không lâu dài và quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn.
Theo các chuyên gia, việc xây dựng các kế hoạch, quy hoạch dù sử dụng phương pháp nào thì số liệu đầu vào rất quan trọng, có tính quyết định đến tính chính xác của các mô hình, hoạt động phát triển trong tương lai. Thế nhưng, từ góp ý của các địa phương cho thấy, số liệu đầu vào khi thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng TPHCM có nhiều sai sót.
Theo các chuyên gia, việc xây dựng các kế hoạch, quy hoạch dù sử dụng phương pháp nào thì số liệu đầu vào rất quan trọng, có tính quyết định đến tính chính xác của các mô hình, hoạt động phát triển trong tương lai. Thế nhưng, từ góp ý của các địa phương cho thấy, số liệu đầu vào khi thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng TPHCM có nhiều sai sót.
Đơn cử SISP cho rằng, TP Mỹ Tho mới chỉ 30% đường phố nội thành có cống thoát nước, bãi rác Tân Lập dự kiến sẽ đóng cửa vào năm 2020. Trong khi UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, 90% đường phố nội thành Mỹ Tho đã có cống thoát nước, còn bãi rác Tân Lập đã quá tải và sẽ đóng cửa trong năm nay.
Hay như với tỉnh Tây Ninh, SISP đánh giá mức độ đô thị hóa hiện trạng là 16%, dự báo đến 2020 là 26%, thế nhưng thực tế mức độ đô thị hóa của Tây Ninh vào năm 2015 đã đạt 24%, dự báo đến năm 2020 sẽ đạt 30%. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cũng không được cập nhất đúng với thực tế của tỉnh này.