Theo các cổ đông, phương án tăng vốn chỉ làm lợi cho cổ đông lớn là Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG).
Thừa tiền mặt
Theo báo cáo tài chính (BCTC) quý I-2018, lợi nhuận sau thuế trong kỳ của NTC đạt 32,53 tỷ đồng (tăng 72% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm 2016 là 19 tỷ đồng). Theo ông Nguyễn Minh Hùng, Tổng giám đốc NTC, lợi nhuận tăng đột biến nhờ doanh thu cho thuê cơ sở hạ tầng tăng 22,9% (tương đương 7,05 tỷ đồng), chủ yếu do ghi nhận doanh thu từ hợp đồng cho thuê đất mới, đặc biệt từ hoạt động tài chính tăng 184,8% (tương đương 15,78 tỷ đồng).
Khoản doanh thu tài chính này chủ yếu từ tiền lãi ngân hàng. Theo BCTC, tính đến hết quý I, ngoài khoản tiền mặt tại quỹ và các khoản tiền gửi không kỳ hạn, NTC còn khoản tiền gửi có kỳ hạn lên đến 1.242 tỷ đồng (tăng 124 tỷ đồng so với số liệu đầu năm 2018) và khoản đầu tư tài chính dài hạn (cũng là tiền gởi ngân hàng) hơn 87 tỷ đồng.
Việc tăng vốn của NTC đang tạo sự lo ngại cũng như xung đột lợi ích giữa cổ đông lớn và các cổ đông nhỏ. Đây là yếu tố tạo ra rủi ro trong ngắn hạn, NĐT cần cân nhắc khi đầu tư vào NTC. |
Mặc dù trong năm tình hình kinh doanh chịu sự cạnh tranh của nhiều khu công nghiệp lân cận nhưng nhờ vị trí rất thuận lợi, khu công nghiệp Nam Tân Uyên vẫn thu hút được lượng lớn khách hàng mới tiềm năng và khách hiện hữu có nhu cầu thuê thêm đất để mở rộng kinh doanh.
Tính đến cuối năm 2017, NTC cho thuê được 36,21ha (đạt 100,58%), giá cho thuê bình quân tăng 16,73% (cao gấp 1,15 lần so với năm 2016). Tại ĐHCĐ thường niên 2018 vừa được tổ chức ngày 4-6, HĐQT của NTC có tờ trình kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay với doanh thu và lợi nhuận đạt lần lượt 610,5 tỷ đồng và 364,5 tỷ đồng (tăng hơn 2,5 lần so với kết quả thực hiện của năm 2017).
Một góc KCN Nam Tân Uyên.
Cổ đông nhỏ thiệt hại?
Dù ghi nhận kết quả kinh doanh cực kỳ ấn tượng nhưng tại ĐHCĐ vừa qua, HĐQT của NTC đã nhận nhiều câu hỏi khó từ các cổ đông về kế hoạch tăng vốn trong thời gian tới. Theo kế hoạch, NTC sẽ tăng vốn điều lệ để áp ứng điều kiện về vốn khi triển khai dự án Nam Tân Uyên 3. Dự án có tổng diện tích 346ha, trong đó có 255ha diện tích đất thương phẩm. Theo NTC, Nam Tân Uyên 3 đang chờ sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Dù ghi nhận kết quả kinh doanh cực kỳ ấn tượng nhưng tại ĐHCĐ vừa qua, HĐQT của NTC đã nhận nhiều câu hỏi khó từ các cổ đông về kế hoạch tăng vốn trong thời gian tới. Theo kế hoạch, NTC sẽ tăng vốn điều lệ để áp ứng điều kiện về vốn khi triển khai dự án Nam Tân Uyên 3. Dự án có tổng diện tích 346ha, trong đó có 255ha diện tích đất thương phẩm. Theo NTC, Nam Tân Uyên 3 đang chờ sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP, NTC phải đáp ứng tối thiểu 15% vốn điều lệ cho tổng vốn đầu tư của dự án. Nếu được chấp thuận và đáp ứng đủ yêu cầu, NTC có thể bắt đầu thi công hạ tầng vào quý IV. Tổng vốn đầu tư cho dự án này ước tính 800 tỷ đồng, bao gồm chi phí bồi thường cho diện tích cao su và chi phí hạ tầng.
Quỹ đất NTC phát triển được chuyển đổi chủ yếu từ đất trồng cây sao su của CTCP Cao su Phước Hòa (PHR), 1 trong 2 cổ đông lớn đang nắm giữ 32,85% cổ phần tại NTC. Đây là điểm lợi thế lớn của NTC khi không phải thực hiện công tác đền bù, giải tỏa vốn mất nhiều thời gian và chi phí.
Được biết, nội dung tăng vốn được nhắc đến trong dự thảo Nghị quyết ĐHCĐ có sự thay đổi vào giờ chót. Theo đó, phương án cụ thể sẽ được trình vào ĐHCĐ bất thường trong năm 2018. Điều khiến NĐT đặt dấu hỏi là tại sao doanh nghiệp phải tăng vốn trong khi vẫn có lượng tiền mặt gởi ngân hàng hơn 1.300 tỷ đồng. Thậm chí, có cổ đông còn đưa ra kiến nghị dừng kế hoạch phát hành CP để tăng vốn do lo ngại rủi ro pha loãng, trong khi bên được hưởng lợi là VRG (nắm 20,4% cổ phần).
Thực tế, VRG thời gian qua luôn thể hiện tham vọng gia tăng sở hữu tại NTC vì hoạt động kinh doanh khu công nghiệp trên đất cao su theo quy định là hoạt động cốt lõi và được sở hữu trên 51% cổ phần. Trong phương án cơ cấu lại vốn góp, công ty con của VRG là PHR sẽ thoái vốn toàn bộ 32,85% vốn góp tại NTC. Số cổ phần này sẽ được VRG mua lại để nâng sở hữu lên 51% vốn.
Tuy nhiên, do giá NTC trên TTCK hiện đang ở mức cao, nên việc mua lại cổ phần này có giá trị nhận chuyển nhượng có thể lên đến 336 tỷ đồng (gấp 2,5 lần giá trị sổ sách). Với quan điểm cho rằng NTC nhờ những hỗ trợ và ưu đãi của từ VRG, nên việc nhận chuyển nhượng cổ phần của PHR với giá trị cao là không công bằng với VRG. Trong khi đó, nếu phát hành CP riêng lẻ, số tiền VRG phải bỏ ra để tăng tỷ lệ nắm giữ tại NTC sẽ ít hơn.