Kinh doanh bết bát
Vào năm 2015, Bộ Xây dựng đã ký Quyết định 716 phê duyệt giá trị thực của Coma để cổ phần hóa là 1.689 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước tại DN 239,7 tỷ đồng. Song qua thanh tra tại Coma và 8 công ty con đang sở hữu khối tài sản 1.263,5 tỷ đồng, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện có 5/8 công ty con không bảo toàn vốn nhà nước, có dấu hiệu mất an toàn tài chính DN. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 của Coma ghi nhận công ty mẹ và 5 công ty con trực thuộc kinh doanh thua lỗ, có lỗ lũy kế lớn, không bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.
Nợ phải trả của Coma được xác định tại thời điểm cuối năm 2017 khoảng 1.267 tỷ đồng, gồm nợ phải trả trong hạn 1.052 tỷ đồng, nợ phải trả quá hạn khoảng 214,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nợ phải trả chưa đối chiếu của Coma khoảng 437,3 tỷ đồng. |
Tuy nhiên, Thanh tra Bộ Tài chính cũng phát hiện nhiều khoản đầu tư kinh doanh của công ty mẹ Coma và các công ty con không hiệu quả. Chẳng hạn khi Coma nhận thầu cung cấp điện và thiết bị tự động hóa cho liên doanh Sinoma - BAT để xây dựng dự án xi măng Đồng Bành (Lạng Sơn), với tổng giá trị hợp đồng EPC 10,03 triệu USD, đến nay liên doanh Sinoma - BAT mới thanh toán 7,6 triệu USD, còn nợ 1,5 triệu USD (34,4 tỷ đồng). Khoản nợ này rất khó đòi vì dự án xi măng Đồng Bành cũng rơi vào cảnh nợ lần chồng chất.
Một số khoản nợ phải trả lớn đến hạn nhưng khó có khả năng thanh toán, đáng chú ý là khoản nợ của Coma tại công ty con - CTCP khóa Minh Khai. Tổng công ty Coma đã lấy 1,55 ha đất của CTCP khóa Minh Khai để thực hiện dự án khu nhà ở cao cấp Skylight (Hà Nội), tuy nhiên đến nay sau nhiều năm đưa dự án Skylight đi vào hoạt động, Coma vẫn nợ CTCP khóa Minh Khai khoảng 97,7 tỷ đồng, nợ tiền thuế dự án Skylight khoảng 49,4 tỷ đồng.
Một công ty con của Coma cũng đang làm ăn bết bát tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH MTV sản xuất - xuất nhập khẩu dịch vụ và phát triển nông thôn. DN này đã thực hiện 2 dự án bất động sản Decoinmex mở rộng, gồm dự án khu dịch vụ 1 và khu mẫu giáo, tại các lô đất ở phường 6, phường 9, TP Vũng Tàu, nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất trong nhiều năm. Số nợ sử dụng đất của Công ty TNHH MTV sản xuất - xuất nhập khẩu dịch vụ và phát triển nông thôn, được cơ quan thanh tra xác định lên tới 134 tỷ đồng.Mất khả năng trả nợ
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Coma là 2,95 lần, Công ty Decoinmex 56,4 lần, Coma 27 là 11,25 lần, Coma 17 là 5,62 lần… Cơ quan thanh tra kết luận, Coma tuy có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu chưa vượt quá 3 lần, nhưng nhiều khoản nợ phải thu hiện nay đã quá hạn, có một số khoản khó thu hồi, nên có khả năng mất vốn nhà nước, dẫn đến mất cân đối và mất khả năng trả nợ.
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Coma là 2,95 lần, Công ty Decoinmex 56,4 lần, Coma 27 là 11,25 lần, Coma 17 là 5,62 lần… Cơ quan thanh tra kết luận, Coma tuy có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu chưa vượt quá 3 lần, nhưng nhiều khoản nợ phải thu hiện nay đã quá hạn, có một số khoản khó thu hồi, nên có khả năng mất vốn nhà nước, dẫn đến mất cân đối và mất khả năng trả nợ.
Coma cũng mất khả năng nộp thuế và các khoản nộp ngân sách khác. Trong đó, Coma chậm nộp thuế 92,8 tỷ đồng, CTCP khóa Minh Khai chậm nộp 544 triệu đồng, Coma 27 chậm nộp 852 triệu đồng, CTCP cơ khí Sông Chu chậm nộp 1,9 tỷ đồng, CTCP cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước chậm nộp 29 tỷ đồng, CTCP cơ khí xây dựng số 2 Hà Bắc chậm nộp 8,7 tỷ đồng.
Việc đầu tư kinh doanh thua lỗ, nợ đọng lớn làm cho quá trình cổ phần hóa Coma chậm trễ. Theo quy định, Bộ Xây dựng phải thoái hết 100% vốn nhà nước tại Coma trong 2 năm 2017 - 2018. Tuy nhiên, đến nay Coma vẫn chưa thực hiện xong việc định giá cổ phần DN tại thời điểm 31-2-2018. Do vậy Thanh tra Bộ Tài chính kiến nghị, lãnh đạo Coma xác định rõ trách nhiệm và xử lý đúng quy định pháp luật đối với các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm, đẩy tổng công ty rơi vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến nguy cơ mất vốn nhà nước.