Phán quyết của Tòa án 3 Thẩm phán, do Chánh án Sundaresh Menon đứng đầu, là phán quyết cuối cùng và không thể kháng cáo thêm. Vụ việc đã được chuyển đến các thẩm phán vào tháng 2 sau khi một hội đồng kỷ luật phát hiện luật sư này có hành vi không đúng trong việc trực tiếp xử lý phiên bản cuối cùng di chúc của vị cha già dân tộc.
Lee Suet Fern, một trong những ứng cử viên nặng ký về pháp lý của đất nước, đã kết hôn với Lý Hiển Dương, con út trong số ba người con của Lý Quang Diệu.
Con trai cả của cố tộc trưởng là Thủ tướng đương nhiệm của Singapore, Lý Hiển Long.
Các cáo buộc chống lại Lee Suet Fern được đưa ra bởi Hiệp hội Luật sư của đất nước, cho rằng luật sư quản lý mọi khía cạnh của việc soạn thảo di chúc, và không khuyên Lý Quang Diệu tìm kiếm luật sư từ bên thứ ba để tránh xung đột lợi ích - đưa ra rằng chồng bà là người thừa hưởng di chúc.
Di chúc cuối cùng mà Lee Suet Fern tham gia là di chúc thứ bảy được lập bởi Lý Quang Diệu - một luật sư được đào tạo tại Cambridge, người đã từng 31 năm làm Thủ tướng Singapore - giữa cái chết của vợ ông Kwa Geok Choo vào năm 2010 và cái chết của chính ông lúc 91 tuổi vào 3-2015
Trong một phán quyết bằng văn bản được This Week in Asia đưa ra, các thẩm phán cho biết họ nhận thấy rằng “không tồn tại mối quan hệ luật sư - khách hàng” giữa Lý Quang Diệu và con dâu của ông.
Tuy nhiên, “thiệt hại vật chất” do sự tham gia của Lee Suet Fern là Lý Quang Diệu “cuối cùng đã ký một tài liệu mà thực tế không phải là tài liệu mà ông đã chỉ ra rằng ông muốn ký”, phán quyết cho biết.
Các thẩm phán chấp nhận rằng Lý Quang Diệu trước đó đã thay đổi di chúc nhiều lần và hài lòng với nó sau khi phiên bản cuối cùng được ký. Ông đã sống hơn một năm sau khi thực hiện bản di chúc cuối cùng, và không tái lập di chúc ngoài việc để lại hai tấm thảm cho Lý Hiển Dương.
Nhưng “thực tế là Di chúc cuối cùng và Di chúc đầu tiên giống nhau về mặt vật chất là do ngẫu nhiên, và không làm giảm đi thực tế rằng tác hại tiềm tàng có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với tác hại thực sự xảy ra”, phán quyết cho biết.
Lee Suet Fern khẳng định Lý Quang Diệu không bao giờ là khách hàng của bà, và thay vào đó, bà đã được ông hướng dẫn như con dâu của ông.
Trong một tuyên bố, Lee Suet Fern cho biết không đồng ý với quyết định của tòa án và “không có cơ sở nào để vụ án này được khởi xướng”.
“Lý Quang Diệu biết ông ấy muốn gì. Ông ấy đã có được những gì mình muốn” -
Lee Suet Fern đề cập đến nội dung cuối cùng của di chúc.
“Bất cứ ai cũng có thể thu hồi di chúc của chính mình khi còn sống. Nếu di chúc này không phải là điều Lý Quang Diệu muốn, ông ấy có thể dễ dàng thực hiện một di chúc khác, như ông ấy đã làm vài lần trước đây.”
Con trai của bà, Li Shengwu, một giáo sư kinh tế của Đại học Harvard, trong một phản hồi ngay lập tức trước phán quyết, đã viết trên Facebook rằng bác của mình “không có gì xấu hổ khi sử dụng các nguồn lực của nhà nước để giải quyết mối bất hòa với họ hàng”.
“[Thủ tướng Lee] nên từ chức ngay bây giờ, thay vì tiếp tục phá hoại pháp quyền ở Singapore” - anh Li nói.
Vào tháng 7, người đàn ông 35 tuổi này đã bị kết án vắng mặt với khoản tiền phạt 15.000 SGD (11.200 USD) vì gây tai tiếng cho cơ quan tư pháp của Singapore, sau khi anh viết trong một bài đăng trên Facebook “chỉ dành cho bạn bè” năm 2017 rằng chính phủ của nước cộng hòa “rất nghiêm trọng và có hệ thống tòa án mềm dẻo”.
Anh đưa ra những bình luận có liên quan đến mối bất hòa gia đình.
Lee Hsien Yang cũng đã lên Facebook, chia sẻ tuyên bố của vợ mình về phán quyết.
Anh viết: “Vợ tôi là một luật sư công ty quốc tế được đánh giá cao đến từ Singapore với một thành tích sự nghiệp không tỳ vết. Trong những năm qua, cô ấy đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế cho công việc chuyên môn của mình.”
Quyết định của tòa án được đưa ra sau gần ba năm rưỡi sau khi mối bất hòa công khai bùng nổ giữa ba người con của Lý Quang Diệu.
Vào 6-2017, hai người em Lee Hsien Yang và Lee Wei Ling đã khơi mào cho câu chuyện, ngày nay được nhiều người gọi là mối bất hòa gia đình họ Lý, bằng cách cáo buộc anh trai của họ - Thủ tướng Lee - lạm dụng quyền hành pháp của mình để phá huỷ ngôi nhà gỗ của gia đình.
Lý Quang Diệu trước đó đã nói trước công chúng rằng ông ghét cách nhà của các nhân vật quốc gia như thủ tướng sáng lập Ấn Độ Jawaharlal Nehru bị bỏ lại trong “đống đổ nát” sau khi chúng được chuyển đổi thành các điểm tham quan du lịch.
Thủ tướng Lee sau đó đã đến trước quốc hội để bác bỏ các cáo buộc và đưa ra lời đảm bảo rằng ông đã tự rút lui khỏi quá trình ra quyết định của chính phủ về vấn đề này.
Ông cũng cho biết chính phủ sẽ không thay đổi hiện trạng của ngôi nhà - thuộc sở hữu của Lý Hiển Dương và do em gái Lee Wei Ling chiếm giữ - miễn là Lee Wei Ling tiếp tục sống ở đó.
Các quan chức được giao nhiệm vụ xem xét vấn đề vào năm 2018 cho biết phá dỡ hoàn toàn, bảo tồn hoàn toàn ngôi nhà như một di tích quốc gia và bảo tồn một phần phòng ăn ở tầng hầm - nơi diễn ra các cuộc họp lịch sử - là ba lựa chọn mà chính phủ tương lai có thể xem xét khi đã đến lúc quyết định số phận của tài sản.