Công bố báo cáo lạm phát nóng; Dầu tiếp tục kéo dài đà tăng

(ĐTTCO) - Chỉ số Dow Jones giảm điểm vào thứ Năm (14/03) và đứt mạch 3 phiên tăng liền, sau khi dữ liệu lạm phát Mỹ nóng hơn dự báo đã khiến lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Giá dầu nối dài đà tăng sau khi dự trữ dầu thô Mỹ bất ngờ giảm cho thấy nhu cầu tăng lên.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc
Công bố báo cáo lạm phát nóng; Dầu tiếp tục kéo dài đà tăng

Dow Jones đứt mạch 3 phiên tăng điểm

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones trượt mạnh 137.66 điểm, tương đương 0.35%, xuống 38,905.66 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 0.3% còn 16,128.53 điểm và chỉ số S&P 500 sụt 0.29% xuống 5,150.48 điểm.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 2 tăng 0.6% trong tháng trước. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, PPI lõi tăng 0.3% trong tháng 2. Trước đó, các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones dự báo PPI tăng 0.3% và PPI lõi tăng 0.2% trong tháng trước. Chứng khoán Mỹ ban đầu phục hồi sau báo cáo lạm phát, nhưng đã mất đà ngay sau khi mở cửa.

Chris Larkin, Giám đốc điều hành giao dịch và đầu tư tại E-Trade của Morgan Stanley, cho biết: “Câu hỏi bây giờ là liệu nhà đầu tư có suy nghĩ lại về thời điểm Fed sẽ hạ lãi suất và liệu điều đó có làm chậm đà phục hồi của thị trường chứng khoán theo bất kỳ cách nào hay không?”.

Báo cáo lạm phát nóng đã khiến lợi suất trái phiếu tăng cao, với lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cộng 10 điểm cơ bản lên 4.29%. Cổ phiếu Nvidia giảm phiên thứ 4 trong 5 phiên, mất hơn 3%.

Báo cáo PPI là dữ liệu kinh tế quan trong cuối cùng được công bố trước khi diễn ra cuộc họp chính sách sắp tới của Fed, dự kiến tổ chức vào ngày 19 - 20/03.

Nhà đầu tư đang mua vào các cổ phiếu công nghệ lớn như Apple và Microsoft trong thứ Năm. Cổ phiếu nền tảng giao dịch Robinhood tăng vọt 5% sau khi báo cáo lượng tài sản được lưu ký trong tháng 2 bật lên 16% so với tháng trước. Cổ phiếu công ty khởi nghiệp Fisker lao dốc gần 52% sau khi The Wall Street Journal đưa tin công ty này đã thuê cố vấn tái cơ cấu để chuẩn bị cho khả năng nộp đơn phá sản.

Dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ giảm

Khép phiên, hợp đồng dầu Brent tiến 10 xu, tương đương 0.12%, lên 84.13 USD/thùng. Còn hợp đồng dầu WTI thêm 7 xu, tương đương 0.9%, lên 79.79 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng dầu đều tăng 3% lên mức cao nhất trong 4 tháng vào ngày 13/03 do triển vọng nhu cầu tại Mỹ tăng cao và rủi ro địa chính trị leo thang.

Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào các cơ sở lọc dầu của Nga tiếp tục diễn ra vào ngày 13/03, gây ra hoả hoạn tại nhà máy lọc dầu lớn nhất của Rosneft. Đây là một trong những cuộc tấn công nghiêm trọng nhất nhằm vào ngành năng lượng của Nga trong những tháng gần đây.

Sau khi gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà máy lọc dầu của Lukoil ở Nizhny Novgorod vào ngày 12/03, Ukraine đã tấn công các nhà máy lọc dầu ở khu vực Rostov và Ryazan.

Về nhu cầu, dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ giảm do quá trình tinh chế tăng và dự trữ xăng giảm trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ trước mùa hè dịch chuyển, IEA cho biết.

Dự trữ dầu thô tại Mỹ đã chấm dứt 6 tuần tăng liên tiếp để giảm 1.5 triệu thùng xuống còn 447 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 08/03, trái ngược hoàn toàn với dự báo tăng 1.3 triệu thùng từ các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters.

Dự trữ xăng đã giảm 6 tuần liên tiếp, sụt 5.7 triệu thùng xuống còn 234.1 triệu thùng, giảm gấp 3 lần so với dự báo mất 1.9 triệu thùng.

Dự trữ nhiên liệu động cơ tại Gulf Coast của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022, trong khi nguồn cung xăng động cơ thành phẩm, một chỉ báo về nhu cầu, tăng 30,000 thùng/ngày lên hơn 9 triệu thùng/ngày lần đầu tiên trong năm nay.

Các tin khác