Covid sẽ là bộ lọc startup để rót vốn

(ĐTTCO)-Trong bài viết “Tỉnh táo dòng vốn cho startup” đăng trên ĐTTC số 65 ngày 27-7-2020 có đề cập đến việc phải nhìn nhận xác thực hơn dòng vốn cho startup. Để có thêm góc nhìn về việc gọi vốn cho startup, ĐTTC đã trao đổi với ông NGUYỄN VIỆT ĐỨC, Tổng giám đốc CTCP Quản lý đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (ICM), đơn vị đầu tiên được cấp phép đầu tư và quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Covid sẽ là bộ lọc startup để rót vốn
PHÓNG VIÊN: - Trong bối ảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, nhiều startup Việt vẫn liên tục được rót vốn. Theo ông đâu là lý do khiến các quỹ đầu tư vẫn rót vốn trong giai đoạn này?
Ông NGUYỄN VIỆT ĐỨC: - Trên quan điểm của nhà đầu tư (NĐT), tôi xin chia sẻ 3 vấn đề. Thứ nhất, hoạt động đầu tư nhắm tới tối ưu hóa giá trị và lợi ích, nên không phải khi có dịch Covid-19 hoạt động tối ưu hóa danh mục tài chính này bị dừng lại.
NĐT luôn tìm kiếm cách để tối ưu hóa dòng tiền dư thừa và nhàn rỗi đó, là một trong những tiêu chí để các startup nhận được vốn ngay cả khi có dịch. 
Thứ hai, khi dịch Covid xảy ra, hoạt động đầu tư vẫn tiến hành bình thường, nhưng gắn với đích đến là cơ cấu lại danh mục đầu tư. Có thể nhận thấy khi dịch xuất hiện những ứng dụng, giải pháp thiên về công nghệ nhiều hơn, đem lại giá trị cho khu vực B2C hay B2B vẫn tiếp tục bùng nổ. Với thực tế này NĐT sẽ dịch chuyển danh mục đầu tư hướng về những giải pháp công nghệ. 
Thứ ba, tôi quan niệm Covid-19 là bộ lọc tự nhiên. Theo đó, những doanh nghiệp (DN), đặc biệt là startup có ứng dụng về mặt công nghệ, đã giành lại cuộc chơi của mình thay vì bị đào thải do Covid -19. Do đó với lợi thế bộ lọc tự nhiên này mang lại, NĐT đỡ phải chịu rủi ro sàng lọc, giúp họ giảm thiểu thời gian, chi phí trong sàng lọc và ra quyết định đầu tư. 
- Có ý kiến cho rằng trong tình hình hiện nay nếu startup không thận trọng, vội vàng nhận đầu tư có thể bị “ép giá”. Ông nghĩ sao về điều này?
- Theo tôi dịch Covid-19 không gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ DN với mức độ ảnh hưởng tương đồng. Vẫn có DN hưởng tác động tích cực từ dịch. Với startup cũng vậy, cũng sẽ có ảnh hưởng khác nhau và chúng ta không nên quá định kiến khi nói về Covid-19 trong góc nhìn kinh doanh.
Về lâu dài, trước tác động của Covid -19 chúng ta sống trong trạng thái mới, sẽ sản sinh những mô hình kinh tế mới. Những startup đi theo mô hình cũ chắc chắn bị ảnh hưởng, khi có thể bị định giá thấp hơn nhưng không có nghĩa là ép giá - hành vi chủ quan có thể tạm gọi là cố tình trong việc gây áp lực lên người nhận đầu tư trong việc phải tiếp nhận giá trị thấp hơn. 
Vì thế, các DN dù lớn dù nhỏ hay startup luôn phải đứng trước lựa chọn, khi môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng, dòng tiền giảm sút. Theo đó, DN sẽ mời gọi nguồn lực khác, hoặc phải dừng kinh doanh, cái gì cũng phải đánh đổi.
Nếu tiếp tục kinh doanh, bơm dòng tiền thông qua việc mời gọi NĐT trong những thời điểm khó khăn, DN phải giảm mức định giá của mình cho phù hợp. Đây là điều các nhà sáng lập cần suy nghĩ, tìm kiếm giải pháp cho mình, hơn là quan niệm bị ép giá. 
- Những thất bại của startup quốc tế và Việt Nam thời gian qua, theo ông có phải do NĐT rót vốn nhằm nâng giá trị ảo với mục đích bán lại nhưng không thành? 
 Khi môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng, dòng tiền giảm sút, các startup phải đứng trước lựa chọn: mời gọi nguồn lực khác, hoặc phải dừng kinh doanh, cái gì cũng phải đánh đổi.
- Về trường hợp NĐT góp vốn nhằm nâng giá trị ảo với mục đích bán lại, trước hết cần hiểu rõ hành trình, giai đoạn và thời điểm đầu tư của các NĐT có rất nhiều phương cách. Nếu đầu tư vào giai đoạn sớm gần như NĐT không nhắm tới việc có thể chuyển đổi khoản đầu tư đó trong thời gian tối thiểu 5-7 năm, nhất là việc thổi phồng giá là không thể.
Họ hướng tới việc hỗ trợ cho các startup phát triển và tăng trưởng bền vững, tạo ra lợi thế giá trị trên hành trình đó để hưởng lợi sau 5-7 năm, nên không vội vàng đẩy giá. Đối với dòng vốn ở giai đoạn muộn hơn - tạm gọi là giai đoạn trước IPO - NĐT ở giai đoạn này có mục đích đầu tư tài chính mạnh hơn và có áp lực thoái vốn.
Họ phải làm một số động tác trước khi DN IPO để khi thoái vốn có khoản đầu tư thành công. Đây là việc bình thường nhưng không ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của startup.  
Việc nhiều startup quốc tế hay Việt Nam thất bại trong thời gian qua có một số lý do. Thứ nhất, đó là startup giả mạo, họ lợi dụng trào lưu startup, lợi dụng không gian đầu tư NĐT dành riêng cho họ để tạo ra những sản phẩm thực sự không có giá trị. Họ có thể đưa ra ý tưởng tốt nhưng quá trình thực hiện không diễn ra.
Thực tế, nhiều startup làm việc này khá trơn tru khi lợi dụng phong trào này đưa ra ý tưởng nhưng không có quá trình thực thi. Thứ hai, startup chưa có trải nghiệm, cách thức quản trị vận hành, quản trị tài chính. Khi nhận được dòng tiền từ NĐT nhưng không thay đổi cách thức vận hành để nâng năng lực quản trị kinh doanh của mình, vẫn sẽ thất bại.
Thứ ba, khi NĐT đi cùng không chuyên nghiệp và startup vi phạm điều khoản hợp đồng, dùng tiền NĐT thực hiện hành vi cá nhân, không nhằm mục đích phát triển công ty.
Thứ tư, startup không mở lòng chia sẻ với NĐT. Nhiều startup đóng thông tin kinh doanh, thậm chí bưng bít dẫn đến khi muốn cứu “đứa con” của mình khỏi “vũng bùn” kinh doanh đã quá muộn. 
- Trong bối cảnh kinh tế có nhiều thay đổi sau dịch, theo ông startup nên có bước chuyển như thế nào để phù hợp tình hình mới?
- Hoạt động kinh doanh trước nay chưa bao giờ dễ dàng và khi dịch Covid-19 xảy ra, đã đặt áp lực lớn hơn nhiều cho các doanh nhân trong việc thiết kế lại mô hình kinh doanh phù hợp với trạng thái bình thường mới. Có một số xu hướng chúng ta không thể bỏ qua.
Trước hết là số hóa. Tất cả DN khởi nghiệp phải quan tâm tới số hóa, nếu không thích ứng sẽ bị đẩy khỏi làn sóng này.
Thứ hai, bối cảnh dịch buộc chúng ta phải đặt câu hỏi về sự thấu hiểu người tiêu dùng, ai không làm được sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Thực ra, trong các mô hình kinh doanh trước đây trên thế giới, việc dịch chuyển từ mô hình kinh doanh với lợi thế của DN chuyển qua đầu tư cho sự thấu hiểu khách hàng đã có từ lâu. Nhưng trước dịch Covid-19, áp lực này lớn hơn cho người sáng lập các startup. 
- Xin cảm ơn ông.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Vietjet thắng lớn tại Asia Pacific Loyalty Awards 2025

Vietjet thắng lớn tại Asia Pacific Loyalty Awards 2025

(ĐTTCO) – Chương trình khách hàng thân thiết của Hãng hàng không Vietjet - Vietjet Sky Joy đã xuất sắc giành giải thưởng "Best Use of Digital Technology" tại Asia Pacific Loyalty Awards 2025, tổ chức tại Melbourne, Australia.

Doanh nghiệp TPHCM quan tâm thị trường Lào

Doanh nghiệp TPHCM quan tâm thị trường Lào

(ĐTTCO) - Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp cùng tỉnh Savannakhet, tổ chức triển lãm TPHCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần 5.

HĐQT và Ban Kiểm soát mới nhiệm kỳ 2025 - 2030 ra mắt ĐHĐCĐ

Ông Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

(ĐTTCO) - Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của hãng hàng không du lịch này.

Việt Nam áp thuế CBPG thép mạ Trung Quốc

Việt Nam áp thuế CBPG thép mạ Trung Quốc

(ĐTTCO) - Ngày 1-4, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 914⁄QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc.

Singapore chấp nhận nhập khẩu trứng gia cầm Việt Nam

Singapore chấp nhận nhập khẩu trứng gia cầm Việt Nam

(ĐTTCO) - Việc xuất khẩu sang thị trường Singapore cũng là bước đà để các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam tiếp cận thị trường, mở rộng chuỗi cung ứng tới các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

FE CREDIT trở lại ‘đường đua’ tăng trưởng lợi nhuận

FE CREDIT trở lại ‘đường đua’ tăng trưởng lợi nhuận

(ĐTTCO) - Năm 2024, FE CREDIT đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu. Đây là động lực để FE CREDIT duy trì đà tăng trưởng và phát triển bền vững trong năm 2025.

3. Các kỹ sư nghiên cứu thí nghiệm, thử nghiệm sản phẩm

Thaco Industries đẩy mạnh hoạt động R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “all-in-one”

(ĐTTCO)-Là doanh nghiệp tiên phong trong phát triển cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ quy mô lớn, Thaco Industries đã và đang đẩy mạnh đầu tư, phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), hoàn thiện chuỗi giá trị “All-in-one”, thực hiện chiến lược phát triển danh mục sản phẩm, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngành thép cần sẵn sàng ứng phó động thái mới từ EU

Ngành thép cần sẵn sàng ứng phó động thái mới từ EU

(ĐTTCO) - Các DN sản xuất/xuất khẩu thép, nhôm cần rà soát lại các hoạt động sản xuất, xuất khẩu sang EU và theo dõi chặt chẽ các động thái của thị trường để kịp thời xây dựng phương án ứng phó trong trường hợp cần thiết.