Trong một bài phát biểu trên truyền hình trước quốc gia, Chủ tịch Miguel Diaz-Canel cho biết đồng peso của Cuba sẽ được cố định ở một tỷ giá hối đoái duy nhất là 24 peso cho 1 USD trong lần phá giá đầu tiên của đồng peso kể từ cuộc Cách mạng năm 1959 của đất nước.
“Chúng tôi cho rằng các điều kiện đã được tạo ra để cho phép chúng tôi thông báo bắt đầu nhiệm vụ tiền tệ từ ngày 1 tháng 1”, ông Diaz-Canel nói.
Trong hơn ba thập kỷ, hai loại tiền tệ đã lưu hành trong nền kinh tế nhà nước của Cuba: đồng peso và đồng peso chuyển đổi (CUC), được chốt với đồng đô la.
Những loại tiền này đã được trao đổi với nhiều mức giá khác nhau: 1 ăn 1 cho các doanh nghiệp nhà nước, 24 peso đổi 1 CUC cho công chúng và các khoản khác cho các liên doanh, tiền lương trong khu vực phát triển đặc biệt của hòn đảo và giao dịch giữa nông dân và khách sạn.
Chính phủ đã cho biết họ sẽ loại bỏ CUC như một phần của cải cách tiền tệ, mặc dù Diaz-Canel chỉ đơn giản nói rằng sẽ chỉ có một tỷ giá hối đoái từ tháng 1 là 24 peso/đô la.
Các nhà kinh tế cho rằng cuộc cải cách sẽ gây ra nỗi đau ngắn hạn cho người dân Cuba, nhưng lại quan trọng trong dài hạn vì tỷ giá hối đoái rối rắm đã gây khó khăn các hoạt động thực sự của nền kinh tế trong khi lại trợ cấp hiệu quả cho một số lĩnh vực.
Diaz-Canel cho biết đây không phải là "giải pháp kỳ diệu" cho các vấn đề kinh tế của đất nước. “Tuy nhiên, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các điều kiện cần thiết để tăng trưởng một cách vững chắc hơn”, ông nói.
Các nhà kinh tế kỳ vọng lạm phát ở mức 3 ba con số và các thông báo của chính phủ trong những tháng gần đây cho thấy điều đó cũng xảy ra. Các nhà kinh tế Cuba ước tính khoảng 40% công ty nhà nước hoạt động thua lỗ và mặc dù một số sẽ được hưởng lợi từ cải cách tiền tệ, chẳng hạn như những công ty gắn với lĩnh vực xuất khẩu, những công ty khác sẽ thất bại.