Kẻ đi sau đang vươn lên trước
AI được coi là lĩnh vực quan trọng của quốc gia trước cuộc khủng hoảng. Hơn 42 quốc gia đã xuất bản “chiến lược AI quốc gia” trước tháng 12-2019. Vậy các nhà hoạch định chính sách về AI sẽ phải đối mặt với những kịch bản hậu đại dịch trong thời gian tới, và những thứ này sẽ đưa cuộc đua AI đến đâu?
Khi làn sóng đầu tiên của đại dịch ập đến, một cuộc xung đột công nghệ địa chính trị mới giữa các cường quốc của thế kỷ 21 phải đối mặt với sự hỗn loạn cao: cuộc chạy đua AI toàn cầu. Một nước Mỹ thống trị, một Trung Quốc lấn lướt và nhiều quốc gia chen lấn phía sau - đó là bức tranh rõ ràng hiện ra từ Chỉ số AI Toàn cầu (GAI) của Tortoise Media, bảng xếp hạng 54 quốc gia về sự phát triển và triển khai công nghệ AI công bố vào tháng 12-2019.
Nhưng chỉ trong vòng vài tháng, trật tự thế giới mới GAI đưa ra có thể sẽ tan rã. Bởi lẽ một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vượt xa cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, có thể loại bỏ sự bùng nổ của ngành công nghiệp AI đã giúp đưa Mỹ lên vị trí đầu bảng.
Đã vậy nhu cầu thu thập dữ liệu cá nhân của các công ty công nghệ hiện nay trên quy mô chưa từng có đang gây ra cuộc khủng hoảng niềm tin, buộc người dân kiến nghị phải kìm hãm việc khai thác thông tin cá nhân.
Và như vậy khiến châu Âu khó có thể triển khai những chính sách thúc đẩy AI. Bên cạnh, việc thực thi các biện pháp phong tỏa trong một thời gian dài có thể làm mất đi vị trí dẫn đầu của Trung Quốc về công nghệ giám sát.
Nhưng đại dịch cũng mang lại cơ hội cho các quốc gia AI. Các hệ thống chăm sóc sức khỏe bị quá tải, làm triển vọng phát hiện bệnh tự động và phân phát thuốc trở nên hấp dẫn hơn.
Cuộc sống bế tắc thời phong tỏa đang đẩy nhanh quá trình số hóa trong cả kinh doanh và giáo dục, mang đến cơ hội thực sự cho lớp học ảo và nơi làm việc ảo có sự hỗ trợ của AI. Cộng đồng nguồn mở đã tràn ngập internet với dữ liệu và mã liên quan đến coronavirus - chưa bao giờ có nhiều nhà khoa học ở nhiều nơi lại làm việc trên cùng một thứ như vậy.
4 kịch bản
4 kịch bản
Cuộc chạy đua nhằm khẳng định lợi thế công nghệ trong AI có thể sẽ là yếu tố quyết định chính đến trật tự địa chính trị thế giới trong những năm tới. |
Trong kịch bản 1, Covid-19 được kiềm chế sẽ sớm nhường chỗ cho sự phục hồi kinh tế. Dù các hoạt động trong lĩnh vực AI có chậm lại, nhưng sớm phục hồi và tiếp tục vượt trội nhờ hoạt động của các công ty công nghệ khổng lồ (Big Tech) của mình. Trong đó Mỹ duy trì vị thế cường quốc AI thống trị trong suốt đại dịch. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp của Trung Quốc được đẩy mạnh và Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi sự phát triển AI như một phương tiện củng cố an ninh kinh tế và quân sự.
Trong kịch bản 2, một kỷ nguyên kỹ thuật số mới sẽ xuất hiện. Theo đó, đại dịch Covid-19 nghiêm trọng và gây ra suy thoái, các chính phủ hết "vũ khí" chống chọi và hỗ trợ, phải chuyển sang khu vực tư nhân, tập trung quyền lực vào tay một số doanh nghiệp đủ lớn để tồn tại.
Nhờ đó, các Big Tech bước lên đỉnh cao, mang đến làn sóng số hóa mới trong kinh doanh và giáo dục, khi xã hội tiếp tục sống trong tình trạng phong tỏa.
Trong kịch bản này, các biện pháp phong tỏa được áp dụng lâu hơn. Do đó, giáo dục trực tuyến trở thành phần chính của tiêu chuẩn mới. Học tập trực tuyến sẽ tiếp tục diễn ra ở mức độ chưa từng có sau khi đại dịch lắng xuống. Khi đó, Mỹ được hưởng lợi lớn từ hoạt động của các công ty công nghệ lớn nhất của mình. Những công ty như Facebook, Microsoft và Alphabet thậm chí còn trở nên quan trọng hơn của nền kinh tế Mỹ, thúc đẩy năng lực phát triển và triển khai AI của họ.
Kịch bản 3, bình minh ở phương Đông. Trong kịch bản này, đại dịch vẫn nghiêm trọng, nhưng sự phục hồi không đồng đều trên toàn thế giới, có sự chênh lệch lớn giữa mức độ thành công của các biện pháp đối phó với đại dịch ở phương Đông và phương Tây. Trung Quốc lấp đầy khoảng trống trên sân khấu thế giới do Mỹ và châu Âu lao đao vì tình trạng đóng cửa kéo dài và suy sụp kinh tế.
Điều này dẫn đến thứ hạng cuộc đua AI thay đổi đáng kể, khi Trung Quốc tăng mạnh và Mỹ bắt đầu giảm. Một khối địa chính trị mới hình thành, trong đó Trung Quốc trở thành đầu tàu phát triển AI. Khi đó, số hóa vẫn tăng tốc, nhưng được thúc đẩy bởi các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc hơn là các đối tác Mỹ. Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi, với 5G và chất bán dẫn trở thành chiến trường quan trọng trong cuộc chiến thương mại mới.
Kịch bản 4, các quốc gia tự cô lập. Trong kịch bản này, chính phủ khắp thế giới hoàn toàn thất bại trong đối phó đại dịch, gây ra thảm họa kinh tế và đẩy các quốc gia theo chủ nghĩa biệt lập.
Tăng trưởng toàn cầu trì trệ trong khi căng thẳng thương mại gia tăng, đặc biệt giữa Trung Quốc và Mỹ, tạo tiền đề cho việc phân đoạn chuỗi sản xuất và giảm khả năng hợp tác, khiến cuộc khủng hoảng hiện tại trở nên tồi tệ hơn. Cả Đông và Tây đều phải hứng chịu những đợt đại dịch và không có chiến lược đối phó thành công nào được ghi nhận.
Lúc này, các công nghệ giám sát và theo dõi được ưu tiên khi các chính phủ giữ nguyên các biện pháp kiểm dịch. Lĩnh vực AI trở thành chìa khóa để phát triển các giải pháp an ninh quốc gia. Năng lực tổng thể để phát triển AI giảm đáng kể khi các nhà nghiên cứu rút khỏi các tổ chức quốc tế và nguồn tài trợ cạn kiệt. Thứ hạng GAI phần lớn không thay đổi, nhưng điểm số đồng loạt giảm.