Trên thực tế, hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài phần lớn là những giao dịch trên TTCK. Do vậy, TTCK chính là kênh huy động FII quan trọng nhất hiện nay, và để duy trì được sức hấp dẫn cần phải cải thiện.
Lực đỡ cho TTCK
Ngoài vốn FDI, Việt Nam cũng là điểm sáng của khu vực Đông Nam Á về thu hút dòng vốn FII. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2017 đã có 2.061 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) với tổng giá trị góp vốn hơn 1,7 tỷ USD.
Tính chung đến cuối tháng 5, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần đạt trên 12 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc đã có trên 35.000 tỷ đồng FII được NĐTNN đổ vào trái phiếu chính phủ, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) mà chủ yếu vẫn là TTCK. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều biến động, nguồn vốn FII vào các nước đang phát triển đang có xu hướng sụt giảm, số liệu về dòng vốn FII vào Việt Nam là tín hiệu tốt cho cả nền kinh tế và TTCK.
Nếu nguồn vốn FDI là động lực chính giữ cho tỷ giá ổn định, thì FII chính là lực đỡ tâm lý giúp VN Index liên tục chinh phục những mốc điểm số cao. Việc VN Index tiến sát mốc 770 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước một phần đến từ động thái mua ròng của khối ngoại.
VN Index và chỉ số CDS có sự tương quan ngược chiều nhất định trong nhiều năm qua. Nếu mối quan hệ này là đúng, có thể thấy khả năng tiếp tục xác lập đỉnh cao hơn trong các tháng còn lại của VN Index khá lớn. |
Theo thống kê, NĐTNN đã duy trì trạng thái mua ròng từ đầu năm đến nay với tổng giá trị chỉ riêng sàn HOSE đạt hơn 6.800 tỷ đồng. Trong tháng 5, tổng giá trị mua ròng trên 2 sàn là 1.178 tỷ đồng. Ngành được mua ròng nhiều nhất là thực phẩm và đồ uống. Ở chiều bán ròng, nhóm bất động sản với Vingroup (VIC) và Quốc Cường Gia Lai (QCG) bị bán mạnh nhất với 290 tỷ đồng và 267 tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng, giá trị mua ròng của khối ngoại đã chính thức cán mốc 7.000 tỷ đồng. Đây là mức mua ròng tích lũy cao nhất của khối ngoại tính từ năm 2008 trở lại đây.
Theo kỳ vọng của giới phân tích, diễn biến thị trường, đặc biệt là trạng thái mua ròng của khối ngoại sẽ tiếp tục tích cực trong các tháng còn lại của năm 2017. Đó là do NĐT quốc tế tiếp tục đánh giá cao môi trường kinh doanh ở Việt Nam, đặc biệt sau những cam kết của Chính phủ về giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo kỳ vọng của giới phân tích, diễn biến thị trường, đặc biệt là trạng thái mua ròng của khối ngoại sẽ tiếp tục tích cực trong các tháng còn lại của năm 2017. Đó là do NĐT quốc tế tiếp tục đánh giá cao môi trường kinh doanh ở Việt Nam, đặc biệt sau những cam kết của Chính phủ về giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong đợt đánh giá gần đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch đã nâng triển vọng của Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”. Chỉ số CDS (thước đo đánh giá mức độ rủi ro của việc nắm giữ trái phiếu chính phủ) đang trên đà giảm về mức gần thấp nhất kể từ năm 2007, cho thấy mức độ rủi ro đang được đánh giá giảm dần.
Chuyển biến nhưng chưa tích cực
Thực tế TTCK Việt Nam vẫn ở tốp dưới với khoảng cách khá xa so với các TTCK khác. Điều này phần nào được thể hiện qua động thái mới đây của MSCI (tổ chức chuyên xây dựng các bộ chỉ số thị trường) chưa đưa Việt Nam vào danh sách xem xét để nâng hạng TTCK từ cận biên lên mới nổi. Theo MSCI, TTCK Việt Nam có 2 sự cải thiện đối với vấn đề giới hạn sở hữu NĐTNN và quyền công bằng đối với NĐTNN.
Chuyển biến nhưng chưa tích cực
Thực tế TTCK Việt Nam vẫn ở tốp dưới với khoảng cách khá xa so với các TTCK khác. Điều này phần nào được thể hiện qua động thái mới đây của MSCI (tổ chức chuyên xây dựng các bộ chỉ số thị trường) chưa đưa Việt Nam vào danh sách xem xét để nâng hạng TTCK từ cận biên lên mới nổi. Theo MSCI, TTCK Việt Nam có 2 sự cải thiện đối với vấn đề giới hạn sở hữu NĐTNN và quyền công bằng đối với NĐTNN.
Tuy nhiên những chuyển biến này chưa đủ mạnh để tổ chức này thay đổi quan điểm “cần phải cải thiện” đối với TTCK Việt Nam. Về tổng thể, đánh giá của MSCI trong báo cáo mới đây đối với TTCK Việt Nam chưa có thay đổi so với đánh giá năm 2016 với bất cứ tiêu chí nào trong số 17 chỉ tiêu đánh giá thuộc tiêu chuẩn “tiếp cận thị trường”.
So sánh tương quan với thị trường của 7 nước khác gồm 2 nước thuộc nhóm thị trường sơ khai là Bangladesh, Argentina cùng 4 nước mới nổi trong khu vực là Philippines, Thái Lan, Indonesia, Pakistan, cùng thị trường phát triển Singapore, số tiêu chí được đánh giá ++ và + của Việt Nam thấp nhất, trong khi số tiêu chí bị đánh giá - nhiều nhất.
So sánh tương quan với thị trường của 7 nước khác gồm 2 nước thuộc nhóm thị trường sơ khai là Bangladesh, Argentina cùng 4 nước mới nổi trong khu vực là Philippines, Thái Lan, Indonesia, Pakistan, cùng thị trường phát triển Singapore, số tiêu chí được đánh giá ++ và + của Việt Nam thấp nhất, trong khi số tiêu chí bị đánh giá - nhiều nhất.
Ngay cả khi so sánh với các thị trường cùng tốp như Bangladesh và Argentina, Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa với 10 tiêu chí đang bị ở mức - (cần phải cải thiện). Điều này đồng nghĩa với việc thị trường Việt Nam còn khá yếu để được xem xét nâng hạng và còn nhiều vấn đề cần được khắc phục. Các tiêu chí có thể cải thiện và đạt mức yêu cầu của MSCI gồm: “giới hạn room nước ngoài”, “tỷ lệ room ngoại sẵn có còn lại”, “quyền công bằng đối với NĐTNN”, “thanh toán bù trừ” và “luồng thông tin”.
Theo phân tích của CTCK Bảo Việt (BVSC), mặc dù Nghị định 60 liên quan đến vấn đề mở room NĐTNN đã được công bố gần 2 năm, nhưng số doanh nghiệp mở room trên sàn còn chiếm tỷ trọng thấp. Bên cạnh các doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các ngành nghề nhạy cảm không được phép nới room, cũng còn khá nhiều doanh nghiệp bản thân không thực sự muốn mở room do cảm thấy không cần thiết.
Theo phân tích của CTCK Bảo Việt (BVSC), mặc dù Nghị định 60 liên quan đến vấn đề mở room NĐTNN đã được công bố gần 2 năm, nhưng số doanh nghiệp mở room trên sàn còn chiếm tỷ trọng thấp. Bên cạnh các doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các ngành nghề nhạy cảm không được phép nới room, cũng còn khá nhiều doanh nghiệp bản thân không thực sự muốn mở room do cảm thấy không cần thiết.
Điều này khiến MSCI giữ nguyên đánh giá đối với Việt Nam. Ở vấn đề “giới hạn room nước ngoài” và “tỷ lệ room ngoại sẵn có còn lại”, BVSC kỳ vọng trong thời gian tới có thể có các cơ chế mới ban hành để khuyến khích các doanh nghiệp mở room lên mức 100%, cùng với đó các văn bản, pháp lý thông thoáng hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nằm trong lĩnh vực không quá nhạy cảm. Qua đó, có thể giúp số doanh nghiệp mở room trên sàn tăng lên.
MSCI khá coi trọng việc phổ biến các tin tức, thông tin, báo cáo và văn bản pháp luật bằng tiếng Anh một cách chi tiết, đầy đủ giúp NĐT ngoại dễ dàng tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất.
MSCI khá coi trọng việc phổ biến các tin tức, thông tin, báo cáo và văn bản pháp luật bằng tiếng Anh một cách chi tiết, đầy đủ giúp NĐT ngoại dễ dàng tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất.
Mặc dù đã đạt được các tiến bộ nhất định, nhưng các tiêu chí khó được khắc phục theo chuẩn của MSCI gồm: “mức độ tự do trên thị trường ngoại hối”, “cho vay chứng khoán” và “bán khống”, là những vấn đề khó vượt qua của TTCK Việt Nam. Như vậy, nếu nhìn vào những đánh giá ở trên với đa số các vấn đề tồn tại có thể khắc phục được, BVSC đánh giá triển vọng nâng hạng của TTCK Việt Nam là hiện hữu.
Tuy nhiên, quá trình xem xét nâng hạng khả năng sẽ kéo dài và còn khá nhiều vấn đề TTCK Việt Nam cần nỗ lực khắc phục để được MSCI chấp thuận. Đây được coi là yếu tố tạo kỳ vọng cho thị trường trong dài hạn. Trước mắt (2-3 năm tới), nếu đạt được các bước tiến cụ thể, có thể kỳ vọng MSCI sẽ đưa Việt Nam vào danh sách xem xét.
Tuy nhiên, quá trình xem xét nâng hạng khả năng sẽ kéo dài và còn khá nhiều vấn đề TTCK Việt Nam cần nỗ lực khắc phục để được MSCI chấp thuận. Đây được coi là yếu tố tạo kỳ vọng cho thị trường trong dài hạn. Trước mắt (2-3 năm tới), nếu đạt được các bước tiến cụ thể, có thể kỳ vọng MSCI sẽ đưa Việt Nam vào danh sách xem xét.