Đánh thức tiềm năng kinh tế biển

Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011 tổ chức tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), đã diễn ra một số diễn đàn xoay quanh kinh tế biển.

Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011 tổ chức tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), đã diễn ra một số diễn đàn xoay quanh kinh tế biển.

Phong phú tài nguyên biển

Báo ĐTTC đã ghi nhận ý kiến của các lãnh đạo, chuyên gia, nhàkhoa học, doanh nhân... về các vấn đề phát triển bền vững, giữ gìn chủquyền, định hướng phát triển biển đảo Việt Nam.

Ngư dân Phú Yên đánh bắt cá ngừ đại dương. Ảnh: Lã Anh

Ngư dân Phú Yên đánh bắt cá ngừ đại dương. Ảnh: Lã Anh

Trong gần 30 báo cáo khoa học tại diễn đàn kinh tế biển diễn ra sáng 8-6, tất cả đại biểu đều nhận định Việt Nam rất giàu về tài nguyên biển, tuy nhiên việc tận dụng những lợi thế về biển còn nhiều hạn chế, phát triển chưa xứng với tiềm năng.

Theo ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, vùng biển nước ta giàu tài nguyên, có vị trí đặc biệt quan trọng trong khu vực và thế giới, là con đường hàng hải quốc tế quan trọng, cầu nối thương mại giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 3.260km bờ biển, hơn 3.000 hòn đảo, diện tích mặt biển gấp 3 lần diện tích đất liền là nhân tố chủ lực sẽ làm nên sức mạnh kinh tế của quốc gia trong tương lai, trong đó tiềm năng tài nguyên biển và các vùng ven biển, cảng nước sâu có ý nghĩa quan trọng, nổi bật là trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn dầu quy đổi cùng các loại khoáng sản có giá trị khác như than, sắt, titan, cát thủy tinh, trữ lượng hải sản khoảng 3-4 triệu tấn; dọc bờ biển có trên 100 điểm có thể xây dựng cảng, trong đó sẽ xây dựng được nhiều cảng trung chuyển quốc tế, các khu nghỉ mát, du lịch cao cấp.

Đánh thức tiềm năng kinh tế biển ảnh 2Giá trị “xanh” của một sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào mức độ thân thiện với môi trường của những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tính chất tham gia vào việc hình thành nên sản phẩm du lịch. Sắp tới Tổng cục Du lịch sẽ ban hành hệ thống tiêu chuẩn “xanh” đối với hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng, bên cạnh hệ thống xếp hạng khách sạn đang vận hành.
Đánh thức tiềm năng kinh tế biển ảnh 3

PGS.TS PHẠM TRUNG LƯƠNG,
Viện phó Viện Nghiên cứu, phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch)

Thế nhưng, tại Việt Nam việc phát triển kinh tế biển đang bộc lộ những tác dụng ngược. PGS.TS Nguyễn Văn Cư, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, cho biết: “Môi trường biển Việt Nam đang bị ô nhiễm với hàm lượng dầu trong nước biển ở một số khu vực đã đến mức báo động; rạn san hô, rừng ngập mặn... suy giảm nghiêm trọng. Nguồn gây ô nhiễm biển từ đất liền, từ tàu thuyền chưa được kiểm soát. Điều đó làm giảm sức cạnh tranh của các sản vật, sản phẩm biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế thị trường”.

Thế kỷ 21 là “Thế kỷ của biển và đại dương”. Vấn đề khai thác biển đã trở thành mối quan tâm mang tính chiến lược của hầu hết quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có biển và các quốc gia không có biển. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền đang cạn kiệt, biển ngày càng được quan tâm hơn.

Mặt khác, sự bùng nổ dân số thế giới làm cho không gian kinh tế truyền thống đã trở nên chật chội, nhiều nước bắt đầu hướng ra biển và nghĩ đến các phương án biến biển và hải đảo thành lãnh địa, không gian kinh tế mới.

Khẳng định thương hiệu biển

Hiện nay, nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển Đông. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản, khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc... được vận chuyển bằng con đường này. Đặc biệt, nền kinh tế Singapore hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào biển Đông.

Trong một vài thập kỷ tới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của các nước trong khu vực, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua biển Đông sẽ tăng gấp 2-3 lần hiện nay, khi đó biển Đông nói chung và vùng biển Việt Nam nói riêng càng có vai trò to lớn trong thương mại thế giới, sẽ trở thành chiếc cầu nối quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đánh thức tiềm năng kinh tế biển ảnh 4Trong xu thế “lấy đại dương nuôi đất liền”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định một trong những mục tiêu cơ bản là đưa đất nước trở thành một quốc gia “mạnh về biển, làm giàu từ biển”, trong đó kinh tế biển đạt từ 53-55% GDP và chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Đánh thức tiềm năng kinh tế biển ảnh 5

Ông NGUYỄN VĂN ĐỨC,
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường 

Theo Cục Quản lý khai thác biển đảo, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ biển và liên quan đến biển của Việt Nam khá nhiều, nhưng chúng ta vẫn chưa có “thương hiệu lớn”. Điều này lý giải vì sao Việt Nam - một đất nước có diện tích vùng đặc quyền kinh tế lớn hơn 3 lần đất liền - nhưng lại chỉ có doanh thu từ biển khoảng hơn 10 tỷ USD, trong khi đó với Hàn Quốc là 33 tỷ USD, Nhật Bản là 486 tỷ USD.

Việt Nam là một quốc gia biển nhưng các sản phẩm về biển lại gần như không có tên trên những thị trường lớn, hải sản xuất khẩu chỉ đạt kim ngạch 3 tỷ USD/năm. Vì thế, đi nhiều nơi trên thế giới, khó tìm được những sản phẩm biển nổi tiếng “made in Vietnam” bày bán trong các siêu thị.

Nhiều người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng vẫn nghỉ cuối tuần tại Phuket (Thái Lan) hay Bali (Indonesia) cho dù những bãi biển này không đẹp bằng bãi biển Nha Trang, Đà Nẵng hay Phú Quốc. Nguyên nhân chủ yếu là biển của chúng ta chưa được quản lý và khai thác cho hiệu quả. Chúng ta mới nhìn ra biển và chợt bùng lên khát vọng về một nền kinh tế biển, sau hàng chục năm quay lưng ra biển.

Đánh thức tiềm năng kinh tế biển ảnh 6Dù có diện tích lớn gấp 50 lần, dân số gấp 16 lần, bờ biển dài gấp 40 lần Singapore nhưng Việt Nam không có cảng nào có thể so sánh được với cảng Singapore. Số lượng hàng hóa thông qua các cảng của Việt Nam tính trên đầu người chỉ bằng 1/5 Thái Lan, 1/7 Malaysia, 1/140 Singapore.
Đánh thức tiềm năng kinh tế biển ảnh 7

PGS.TS VŨ SĨ TUẤN, Cục trưởng
Cục Quản lý  khai thác biển đảo

PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam, nhấn mạnh: “Đã đến lúc cần có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược phát triển kinh tế biển. Phải chuyển nhanh từ phương thức mò cua bắt ốc sang phương thức kết hợp: khai thác mặt tiền (biển - lợi thế địa chiến lược) + tự do hóa (thể chế vượt trước). Đây là công thức thành công của nhiều quốc gia đi trước trong nỗ lực phát triển kinh tế biển và trở thành cường quốc biển.

Hiện nay, về nguyên tắc, Việt Nam đã mở cửa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhưng, đánh giá một cách thực chất, trong một thời gian dài, chúng ta mới chỉ chú trọng hướng mở cửa - lên núi bằng việc mở hàng loạt cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu trên biên giới đất liền, mà ít mở ra biển, qua các cảng biển.

Gần đây, mấy chục tỉnh sát biển đua nhau làm cảng biển, song động lực “vươn ra biển lớn” của phong trào rầm rộ này đã trở thành “hội chứng”, bị chi phối bởi tư duy lợi ích dự án cục bộ, thay vì một mục tiêu đua tranh phát triển lành mạnh và có tầm nhìn xa”.

Kinh tế biển Việt Nam những năm đổi mới vừa qua đã tăng trưởng đáng kể về quy mô và thay đổi rõ rệt về ngành nghề, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, nếu so sánh với một số nước có biển trong khu vực thì giá trị hoạt động của kinh tế biển Việt Nam chỉ bằng 24% của Trung Quốc, 14% của Hàn Quốc và 1% của Nhật Bản.

Từ những con số đó, chúng ta có thể nhận định rằng Việt Nam đang đứng trên mỏ vàng, mỏ đá quý nhưng chưa thể khai thác.

Các tin khác