“Ánh rạng đông” thị trường bất động sản 2020
BĐS đang đứng trước nhiều khó khăn như sự tác động của dịch bệnh, nguồn cung khan hiếm… tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố khiến nhà đầu tư vẫn tin vào “ánh rạng đông” của thị trường BĐS 2020.
Để giúp cho thị trường có thể “vượt khó” trong năm 2020 Hiệp hội BĐS Việt Nam đã có kiến nghị Chính phủ hỗ trợ tháo gỡ cho các DN tập trung vào lĩnh vực tín dụng và thuế.
Theo đó, VNREA đề nghị các ngân hàng thương mại cần có phương án giảm lãi suất, xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ, hoãn, giãn nợ cho DN và có gói vay với lãi suất ưu đãi cho DN phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đề xuất giãn thời gian nộp các nghĩa vụ vào ngân sách Nhà nước 6 tháng đối với mỗi kỳ nộp sau 1 năm dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát; miễn tiền phạt chậm nộp thuế khi DN đã nộp đủ thuế; giãn tiến độ nộp tiền thuê đất sau khi dịch được kiểm soát, giảm thuế VAT và lùi thời gian nộp thuế...
Là ngành được ví như cánh chim “báo bão” của kinh tế Việt Nam, BĐS có sự tác động mạnh mẽ đến rất nhiều nhóm ngành hàng khác nhau của nền kinh tế, đến hơn 90 ngành nghề, cùng với đó là hàng triệu lao động có liên quan trực tiếp đến BĐS, thế nên sự suy giảm hay hồi phục của BĐS tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam và ngược lại.
Theo “Công thức thành công BĐS dài hạn” của mạng lưới Đầu tư BĐS The Real Estate Investment Network - nền tảng giao dịch của hơn 39.300 BĐS trị giá 5,1 tỷ USD tại Canada đã đưa ra, tốc độ tăng trưởng GDP ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường BĐS trong khoảng thời gian 18 tháng.
Dù chịu nhiều tác động không quá tích cực của tình hình dịch bệnh, nhưng theo kịch bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP cả nước trong năm nay chỉ tăng 5,96%, giảm hơn 0,8% so với mục tiêu đề ra và thấp nhất trong 7 năm gần đây. Ngay cả trong trường hợp đó, tăng trưởng của Việt Nam vẫn nằm trong top đầu khu vực và triển vọng có sự hỗ trợ lớn từ các yếu tố vĩ mô khác như lạm phát thấp, FDI tăng trưởng kỷ lục, nhiều hiệp định thương mại tự do mới được ký kết, hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung...
Bên cạnh đó, nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam đã tạo ấn tượng tốt trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Xét về dài hạn, nếu thành công trong việc khống chế và kiểm soát dịch bệnh, BĐS Việt Nam còn có cơ hội đón đầu luồng khách du lịch cũng như nguồn vốn đầu tư lớn từ các nước.
Điều đó cho thấy, thị trường BĐS trong nước vẫn có triển vọng nhờ GDP tăng trưởng cao và sự tin tưởng của nhà đầu tư quốc tế. Trong bối cảnh này, những nhà đầu tư đủ tự tin kiểm soát tài sản và tiềm lực tài chính, sẽ có cơ hội tốt để tiếp cận với nguồn cung dồi dào và giá tốt hơn.
Nghị định 25/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Nghị định mới này thay thế cho Nghị định 30/2015. Cụ thể, việc giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu sẽ triển khai ngay sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu đất thực hiện dự án. Đồng thời, áp dụng tương tự thủ tục giao đất cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.
Tại những dự án đã hoàn thành thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, tuy nhiên Nhà nước chưa giao đất, cho thuê đất thì nay sẽ khởi động lại để giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho xã hội và nhà đầu tư. Nghị định mới được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp để phục hồi giúp cho thị trường BĐS trở lại sôi động.
Những tín hiệu lạc quan trên phần nào giúp nhà đầu tư nhìn thấy “ánh rạng đông” của thị trường BĐS 2020 và không ít nhà đầu tư sẵn sàng nắm bắt thời cơ đầu tư BĐS ngay trong mùa đại dịch.
Sản phẩm BĐS chất lượng vẫn có thị trường
Các chuyên gia BĐS cho rằng, thời điểm này những sản phẩm đầu tư dài hạn và chất lượng vẫn sẽ hút nhà đầu tư, bởi những sản phẩm này ít chịu ảnh hưởng của thị trường và đảm bảo được nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là những sản phẩm tại khu đô thị xanh đầy đủ tiện ích, đáp ứng tốt nhu cầu an cư, sức khoẻ cũng như đầu tư.
Chọn mua BĐS xanh vùng ven đang trở thành xu hướng cho nhà đầu tư và nhiều người dân có nhu cầu an cư, đó là lý do vì sao nhiều chủ đầu tư phát triển sản phẩm theo hướng này vẫn tự tin đưa sản phẩm ra thị trường giữa mùa đại dịch.
Theo thông tin ghi nhận có rất nhiều khu đô thị đẳng cấp đang có nguồn cung cho thị trường, đặc biệt tại các tỉnh vùng ven có tiềm năng phát triển công nghiệp và BĐS vượt bậc như: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước hay xa hơn là khu vực Tây Nam Bộ với điểm nóng Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ…
Tại Đồng Nai đang “nổi cộm” dự án Aqua City (Biên Hoà) của Novaland quy hoạch đồng bộ và hoàn chỉnh, có diện tích với mảng xanh lớn và nhiều tiện ích công cộng như trường học các cấp, bệnh viện, trung tâm mua sắm, các công viên lớn.
Bình Phước cũng đang rộn ràng với khu đô thị phức hợp cảnh quan Cát Tường Phú Hưng, đô thị cảnh quan kiểu mẫu đầu tiên tại TP. Đồng Xoài được dành gần 50% diện tích cho mảng xanh và các tiện ích công cộng, với nhiều tiện ích đẳng cấp như: TTTM lớn bậc nhất Bình Phước, công viên văn hoá, công viên cây xanh và nhiều công viên cây xanh, trường học, bệnh viện, khu kinh tế đêm… được biết hiện dự án đã hoàn thành khoảng 85% hạ tầng nên đặc biệt thu hút nhà đầu tư.
Được biết, dù đưa ra thị trường từ đầu năm 2019, Cát Tường Phú Hưng vẫn giữ được mức hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nhờ sở hữu nhiểu ưu thế về: vị trí, tiện ích, giá bán, phương thức thanh toán và đặc biệt là uy tín chủ đầu tư. Mới đây, dự án tiếp tục xác lập thành công tại lễ mở bán đợt 6 với hầu hết các sản phẩm nhà phố và đất nền có giá từ 1,8 – 3 tỷ đồng công bố đều được giao dịch thành công.
Cùng phân khúc, Cát Tường Western Pearl 2 cũng đang “làm mưa là gió” tại thị trường Hậu Giang khi công bố mở bán phố thương mại Bến Thành Norlan có vị trí liền kề khu kinh tế đêm The Regina Khánh Ngọc và công viên ánh sáng cổ đại, 2 trong số những tiện ích đắt giá nhất khu đô thị.
Đáp ứng tốt xu hướng thị trường và đảm bảo nhu cầu đầu tư, các dòng sản phẩm xanh chất lượng vẫn chiếm giữ thị trường trong bối cảnh khó khăn chung của BĐS Việt Nam, đây cũng là điểm sáng và là dấu hiệu lạc quan chứng tỏ BĐS Việt Nam sẽ nhanh chóng hồi phục thời gian tới.