ĐBSCL: Xu hướng chọn chốn an cư trước biến đổi khí hậu

(ĐTTCO) - Những năm gần đây thực trạng biến đổi khí hậu tại ĐBSCL diễn biến phức tạp, làn sóng di dân âm thầm diễn ra, các khu đô thị vị trí trung tâm, địa thế tốt, quy hoạch hiện đại, đầy đủ tiện ích được dự đoán sẽ hút cư dân.
Biến đổi khí hậu dẫn đến ngập lụt và hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân
Biến đổi khí hậu dẫn đến ngập lụt và hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân

Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp

ĐBSCL có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng, an ninh (chiếm 12% diện tích, 19% dân số của cả nước). Đây là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước. Đặc biệt là 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu.

Tuy nhiên, đây cũng là một trong ba đồng bằng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lớn nhất trên thế giới. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tốc độ sụt lún trung bình là 0,96cm/năm. Cùng với đó là tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao khoảng 0,35cm/năm. Vấn đề xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó luờng.

Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, các công trình xây dựng. Lịch sử ghi nhận, trận hạn năm 2016 đã khiến 600.000 người dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt và 160.000ha đất bị nhiễm mặn, trong đó Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang là những địa phương chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu.

Thiên tai, bão lụt, hạn hán, xâm ngập mặn là những hệ quả trước mắt do biến đổi khí hậu gây nên. Về lâu dài cần có biện pháp thích ứng, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn, tái cơ cấu phát triển ngành gắn với ứng phó biến đổi khí hậu mới là hướng đi bền vững.

Hiện tại, Bộ TN-MT cũng đã triển khai nhiều giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, 16 dự án phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng ĐBSCL đã được Thủ tướng đồng ý chủ trương vay ODA với tổng mức vốn 2,53 tỷ USD.Đối với người dân sống trong các khu vực nguy hiểm, việc tìm kiếm nơi an toàn và ổn định trở thành mục tiêu quan trọng.

Hiện nay, bà con có xu hướng tìm kiếm những nơi có hạ tầng tốt hơn, quy hoạch hiện đại hơn, cũng như nhiều cơ hội nghề nghiệp, để đảm bảo cuộc sống ổn định, an toàn và bền vững. Theo đó, những địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại và nông nghiệp công nghệ cao như Long An, Cần Thơ, Hậu Giang trở thành thỏi nam châm thu hút làn sóng dịch chuyển giãn dân của bà con vùng Tây Nam Bộ.

Chọn chốn an cư bền vững trước biến đổi khí hậu

Với vị trí trung tâm khu vực ĐBSCL, thế đất cao hơn so với mặt bằng chung, không giáp biển, Hậu Giang hạn chế được tác động của các vấn đề biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Tuy nhiên, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh", địa phương này cũng chú trọng đầu tư xây dựng nhiều công trình thích ứng biến đổi khí hậu.

Hơn 27 công trình phòng chống thiên tai với số vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong sinh hoạt đời sống, giúp sản xuất theo hướng ổn định, bền vững.

Khu đô thị Cát Tường Western Prarl là dự án được thiết kế hiện đại, đa tiện tích tại Hậu Giang

Khu đô thị Cát Tường Western Prarl là dự án được thiết kế hiện đại, đa tiện tích tại Hậu Giang

Nhờ nội lực được củng cố, tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, quan tâm của chính phủ, hạ tầng được đầu tư khủng, 6 tháng đầu năm 2023, Hậu Giang vươn lên dẫn đầu cả nước về tốc độ phát triển kinh tế (14,21%). Các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng - du lịch đều đạt tốc độ tăng trưởng đột phá. Trong đó, công nghiệp tăng 38,93%, xây dựng tăng 13,06%.

Riêng đối với lĩnh vực du lịch, Hậu Giang đón hơn 250.000 lượt khách tham quan, trong đó có 10.000 lượt khách quốc tế tăng 347% so với cùng kỳ. Các chuyên gia nhận định, việc phát triển kinh tế toàn diện sẽ thu hút người dẫn đến an cư và yên tâm phát triển kinh tế. Thời gian tới, Hậu Giang sẽ là nơi “hút dân" bậc nhất khu vực ĐBSCL.

Là khu đô thị giao thương, phát triển tích hợp đa tiện ích đầu tiên tại Hậu Giang, Cát Tường Western Pearl được đông đảo khách hàng mua ở thực và cả nhà đầu tư nhắm đến. Việc quy hoạch khu đô thị Cát Tường Western Pearl với tôn chỉ bảo vệ và giữ gìn tôn tạo thiên nhiên góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái. Hơn 55% diện tích được chủ đầu tư dành để phát triển mảng xanh và các công trình tiện ích phục vụ cộng đồng.

Theo một nhà đầu tư địa phương, hiện tại là cơ hội tốt nhất để sở hữu nhà đấ tại dự án Cát Tường Western Pearl này, bởi Cát Tường Land, đơn vị phát triển dự án đang triển khai chương trình ưu đãi hấp dẫn “mua 1 tặng 2”.

Với chính sách này, khi mua một căn nhà phố khách hàng sẽ nhận được một sản phẩm đất nền trung tâm cùng 1 sổ tiết kiệm 100 triệu đồng. Còn đối với sản phẩm đất nền, khi khách hàng giao dịch thành công sẽ được tặng ngay một xe ô tô Mitsubishi Xpander Cross và sổ tiết kiệm 100 triệu đồng.

Có thể nói, nếu như Hậu Giang thu hút làn sóng di dân bởi hạ tầng, kinh tế được quy hoạch, phát triển đồng bộ theo hướng ứng phó biến đổi khí hậu hiệu quả, thì Cát Tường Western Pearl được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp tiêu biểu, tiên phong trong phát triển đô thị theo hướng bền vững, phù hợp là lựa chọn an cư đầu tư hiện tại.

Các tin khác