Đề xuất táo bạo này được đưa ra sau cuộc họp của đoàn công tác các bộ, ngành với tỉnh Hà Tĩnh, đại diện Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hòa Phát và TIC.
Đầu tư ngàn tỷ hiệu quả chưa rõ
Trong văn bản gửi đến Thủ tướng, Bộ KH-ĐT cũng nêu ra nhiều yếu tố không khả thi của dự án về hiệu quả kinh tế, tác động môi trường, đặc biệt là sản phẩm đầu ra khi khai thác mỏ Thạch Khê. Trữ lượng mỏ Thạch Khê theo tính toán khoảng 544 triệu tấn, việc khai thác được dự báo là cơ sở hình thành nên ngành công nghiệp có quy mô lớn và đồng bộ.
Do băn khoăn về tính khả thi, hiệu quả kinh tế - xã hội, phương án bảo vệ môi trường dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị dừng dự án từ tháng 5-2016 cho đến khi nhà đầu tư đáp ứng về năng lực tài chính, kỹ thuật, quản lý đảm bảo triển khai dự án khả thi. |
Tuy nhiên, kết quả thực hiện dự án sau 12 năm kể từ khi dự án được Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đến nay vẫn rất khiêm tốn. Ban đầu tổ hợp dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê gồm 2 dự án thành phần gồm khai thác và tuyển quặng mỏ Thạch Khê, và dự án khu liên hợp gang thép TIC. Trong đó TKV được giao làm nòng cốt thực hiện dự án. Phải nói thêm rằng, TKV hiện cũng là cổ đông lớn nhất góp vốn vào TIC, tỷ lệ góp vốn theo kế hoạch như sau: TKV góp 1.270 tỷ đồng (52,9%), Công ty Mitraco góp 304 tỷ đồng (12,7%), Vnsteel góp 464 tỷ đồng (19,3%), Bitexco góp 61 tỷ đồng (2,56%), Công ty Thăng Long góp 298 tỷ đồng (12,4%). Tuy nhiên, đến nay Công ty Mitraco đã có văn bản xin rút khỏi dự án, Vnsteel và Bitexco không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn điều lệ TIC. Hiện vốn chủ sở hữu của TIC đã được giải ngân gần hết vào dự án, TIC không còn vốn để tiếp tục đầu tư, trong khi nguồn vay thương mại chưa chắc chắn vì các thỏa thuận tài trợ vốn đều được ký từ 2015. Giá trị vốn góp vào TIC của các cổ đông tính đến cuối năm 2016 mới đạt khoảng 1.800 tỷ đồng, còn thiếu hơn 200 tỷ đồng vốn điều lệ các cổ đông chưa góp. Theo tính toán của TIC, tổng mức đầu tư dự án sau điều chỉnh khoảng 14.500 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 30%, vốn vay thương mại 70%. Dự án cũng được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn: giai đoạn I công suất khai thác khoảng 5 triệu tấn/năm có tổng mức đầu tư khoảng 6.700 tỷ đồng; giai đoạn II nâng công suất khai thác 10 triệu tấn/năm với tổng mức đầu tư khoảng 7.700 tỷ đồng. Bộ KH-ĐT nhận định, năng lực tài chính của TIC không thể đảm bảo tiến độ đầu tư dự án theo cam kết, nếu như TIC không tìm ra phương án huy động tài chính mới khả thi. Không chỉ băn khoăn về năng lực tài chính của nhà đầu tư, Bộ KH-ĐT còn chỉ ra một loạt lo ngại khác khi triển khai dự án. Thứ nhất, thị trường tiêu thụ quặng mỏ Thạch Khê, bởi các dự án luyện thép lớn như Liên hợp luyện kim của Công ty Formosa Hà Tĩnh đã hoàn thành lò cao số 1 công suất 3,5 triệu tấn, lò cao số 2 công suất 3,5 triệu tấn, nhưng chưa có ý định mua quặng mỏ Thạch Khê. Dự án của Hòa Phát tại Dung Quất, Quảng Ngãi công suất cán thép sau 2021 đạt 10 triệu tấn/năm mới ở trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Theo báo cáo TIC, Tập đoàn Hòa Phát và CTCP Thương mại Thái Hưng cam kết mua 5,7 triệu tấn quặng/năm, nhưng đến nay chỉ có Tập đoàn Hòa Phát ký thỏa thuận nguyên tắc mua quặng dài hạn trong giai đoạn 2017-2021 khoảng 3 triệu tấn/năm. Giai đoạn sau đó chưa có DN nào cam kết mua quặng mỏ Thạch Khê, như vậy phương án tiêu thụ quặng trong dài hạn chưa chắc chắn.
Chặn trước nguy cơ mất trắng ngàn tỷ
Đến nay, TIC đã đầu tư 1.589 tỷ đồng vào mỏ sắt Thạch Khê, và nếu như dự án không đáp ứng hiệu quả kinh tế trong tương lai nguồn vốn đầu tư vào dự án này có thể mất trắng, nguy cơ sẽ có thêm một dự án ngàn tỷ đắp chiếu trong thời gian tới. Bởi ngoại trừ Bitexco và Công ty Thăng Long, 2 cổ đông TKV và Vnsteel góp khoảng 72% vốn điều lệ vào TIC đều là các DNNN. Về hiệu quả kinh tế - xã hội dự án, theo tính toán của TIC giá bán quặng Thạch Khê khoảng 55USD/tấn, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR của dự án khoảng 32%; thời gian hoàn vốn của dự án 7,5 năm, lợi nhuận sau thuế ước tính khoảng 180.000 tỷ đồng thì dự án có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, mới đây UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng bày tỏ quan ngại nguy cơ sạt lở tầng khai thác và bờ mỏ trên các tuyến đường vận tải trong biên giới mỏ khi độ sâu khai thác lộ thiên của mỏ Thạch Khê lên tới -550m, hơn nữa phương án vận chuyển hàng triệu tấn quặng bằng đường bộ ra cảng Vũng Áng để tiêu thụ cũng không khả thi. Đáng lưu ý là báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án được phê duyệt năm 2013 đến nay không còn phù hợp. Hàng loạt nguy cơ về sự cố môi trường không lường hết khi khai thác quặng Thạch Khê như cạn kiệt nguồn nước ngầm, xâm nhập mặn, tình trạng sa mạc hóa, ô nhiễm môi trường khu vực mỏ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Bộ KH-ĐT cho rằng với những vướng mắc của dự án nêu trên, việc TIC tiếp tục triển khai dự án là không khả thi. Vì vậy, bộ này đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét chủ trương cho phép TIC dừng dự án, báo cáo Bộ Chính trị xin ý kiến chỉ đạo việc dừng đầu tư Tổ hợp dự án khai thác và tuyển quặng mỏ Thạch Khê cũng như dự án sản xuất phôi thép công suất 2 triệu tấn/năm do TIC làm chủ đầu tư.
Đến nay, TIC đã đầu tư 1.589 tỷ đồng vào mỏ sắt Thạch Khê, và nếu như dự án không đáp ứng hiệu quả kinh tế trong tương lai nguồn vốn đầu tư vào dự án này có thể mất trắng, nguy cơ sẽ có thêm một dự án ngàn tỷ đắp chiếu trong thời gian tới. Bởi ngoại trừ Bitexco và Công ty Thăng Long, 2 cổ đông TKV và Vnsteel góp khoảng 72% vốn điều lệ vào TIC đều là các DNNN. Về hiệu quả kinh tế - xã hội dự án, theo tính toán của TIC giá bán quặng Thạch Khê khoảng 55USD/tấn, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR của dự án khoảng 32%; thời gian hoàn vốn của dự án 7,5 năm, lợi nhuận sau thuế ước tính khoảng 180.000 tỷ đồng thì dự án có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, mới đây UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng bày tỏ quan ngại nguy cơ sạt lở tầng khai thác và bờ mỏ trên các tuyến đường vận tải trong biên giới mỏ khi độ sâu khai thác lộ thiên của mỏ Thạch Khê lên tới -550m, hơn nữa phương án vận chuyển hàng triệu tấn quặng bằng đường bộ ra cảng Vũng Áng để tiêu thụ cũng không khả thi. Đáng lưu ý là báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án được phê duyệt năm 2013 đến nay không còn phù hợp. Hàng loạt nguy cơ về sự cố môi trường không lường hết khi khai thác quặng Thạch Khê như cạn kiệt nguồn nước ngầm, xâm nhập mặn, tình trạng sa mạc hóa, ô nhiễm môi trường khu vực mỏ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Bộ KH-ĐT cho rằng với những vướng mắc của dự án nêu trên, việc TIC tiếp tục triển khai dự án là không khả thi. Vì vậy, bộ này đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét chủ trương cho phép TIC dừng dự án, báo cáo Bộ Chính trị xin ý kiến chỉ đạo việc dừng đầu tư Tổ hợp dự án khai thác và tuyển quặng mỏ Thạch Khê cũng như dự án sản xuất phôi thép công suất 2 triệu tấn/năm do TIC làm chủ đầu tư.
Đồng thời, cho phép thành lập tổ công tác liên ngành do Bộ KH-ĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, tỉnh Hà Tĩnh, TKV, TIC đánh giá tổng thể và đề xuất phương án xử lý tồn tại về tài chính, đất đai tại dự án.