Đi xem đất xe biển số TPHCM… bị đuổi
Tranh thủ những ngày giãn cách, anh Tuấn cùng một số nhà đầu tư rủ nhau đi xem đất. Do trước đó đã có thông tin về một số dự án trên địa bàn tỉnh Long An, các anh đến đây nhằm nắm bắt thêm thông tin về tiến độ hạ tầng xây dựng, tỷ lệ khách hàng mua đất xây nhà tại các dự án này, qua đó định hướng dòng tiền đầu tư trong thời gian tới.
Khi xe vừa tiến vào một dự án thuộc địa bàn huyện Đức Hòa, từ một chốt gác quan sát thấy xe mang biển số TPHCM, một anh dân phòng cho biết tình hình dịch bệnh rất phức tạp đề nghị mọi người ở vùng dịch đến không nên tụ tập, di chuyển đi nơi khác.
Cả nhóm đành lên xe đi đến dự án khác gần đó, nhưng cũng bị “đuổi” nên phải quay về. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các dự án ở các tỉnh giáp ranh TPHCM như Long An, Đồng Nai, Bình Dương… đều rất vắng vẻ, các sàn môi giới tại đây cũng chỉ cắm chốt 1 hoặc 2 nhân viên trực. Tuy nhiên, khi thấy khách hàng đi biển xe TPHCM, họ đều từ chối không tiếp.
Trao đổi với chúng tôi, các chủ đầu tư có dự án đang triển khai, cho biết hầu hết dự án đang trong giai đoạn bán hàng nhưng không thể tổ chức cho khách hàng đến tham quan được. Ông Lê Tiến Vũ, Tập đoàn Hoàng Cát, chủ đầu tư đang triển khai 1 dự án với gần 2.500 sản phẩm đất nền, nhà phố tại Bình Phước, cho biết Chỉ thị 15, 16 đang triển khai tại TPHCM, cũng như tình hình dịch bệnh ở các địa phương, đã khiến các doanh nghiệp BĐS phải thúc thủ, mọi hoạt động hầu như ngưng trệ.
“Tâm lý khách hàng trước khi quyết định đầu tư có giá trị tiền tỷ là muốn đi xem thực tế dự án như thế nào về không gian địa lý, tiện ích, giữa quảng cáo và thực tế… Nhưng hiện nay những yêu cầu đó chúng tôi đều không đáp ứng được, nên đều phải đợi tình hình dịch bệnh lắng xuống”- ông Vũ chia sẻ.
Một tập đoàn BĐS lớn tại TPHCM đang triển khai dự án lớn tại Biên Hòa, Đồng Nai nhưng mọi hoạt động bán hàng, marketing theo cách truyền thống - gặp gỡ trực tiếp khách hàng - đều phải dừng lại. Thời gian qua nhiều sàn BĐS cũng đã triển khai bán hàng qua hình thức online. Theo đó, giới thiệu dự án qua các video, tương tác chính sách bán hàng, giá cả… thông qua hình thức trực tuyến (giai đoạn 1). Nếu khách hàng muốn tìn hiều thêm, sẽ được tổ chức cho đi thực địa dự án trước khi quyết định đầu tư hay không (giai đoạn 2).
Ông Dương Minh Tiến, Chủ tịch Asean Newtimes Holding, nhận định, gần 2 tháng qua việc kinh doanh BĐS tại các sàn giao dịch ở TPHCM và các tỉnh thành lân cận đều ngưng hoạt động. Và với tình hình dịch bệnh hiện nay, hoạt động kinh doanh BĐS trong vài tháng tới vẫn rất khó khăn, ảm đạm.
Nhà đầu tư xả hàng cắt lỗ?
Gần 2 năm qua thị trường BĐS đối đầu với 4 đợt dịch Covid-19, cùng với nhiều nguyên nhân khác, khiến thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Liệu trong thời gian tới sẽ có làn sóng xả hàng, cắt lỗ của các nhà đầu tư do không trụ nổi khi tiếp tục đối mặt với đợt dịch lần thứ 4 này? Chuyên gia Trần Khánh Quang nhận định, đợt dịch lần thứ 4 này nhà đầu tư đã có sự chuẩn bị về tâm lý, về nguồn tài chính cho các sản phẩm họ đã đầu tư.
Gần 2 năm qua thị trường BĐS đối đầu với 4 đợt dịch Covid-19, cùng với nhiều nguyên nhân khác, khiến thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Liệu trong thời gian tới sẽ có làn sóng xả hàng, cắt lỗ của các nhà đầu tư do không trụ nổi khi tiếp tục đối mặt với đợt dịch lần thứ 4 này? Chuyên gia Trần Khánh Quang nhận định, đợt dịch lần thứ 4 này nhà đầu tư đã có sự chuẩn bị về tâm lý, về nguồn tài chính cho các sản phẩm họ đã đầu tư.
Đợt dịch lần này đã diễn ra 2 tháng nhưng nhà đầu tư vẫn cầm cự được. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài khoảng 2-3 tháng nữa, sẽ xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư bán giảm giá để cắt lỗ, nhất là những sản phẩm có giá trị trên 10 tỷ đồng.
Theo ông Quang, trên thị trường đầu tư BĐS luôn xuất hiện 2 phân khúc khách hàng. Thứ nhất, nhóm khách hàng mua sản phẩm bằng nguồn tài chính của chính mình, không phải đi vay.
Theo ông Quang, trên thị trường đầu tư BĐS luôn xuất hiện 2 phân khúc khách hàng. Thứ nhất, nhóm khách hàng mua sản phẩm bằng nguồn tài chính của chính mình, không phải đi vay.
Thứ 2, nhóm khách đầu tư bằng các đòn bẩy tài chính, nhất là nguồn vay từ ngân hàng, nếu tình trạng dịch kéo dài buộc họ phải bán giảm giá, thậm chí xả hàng, cắt lỗ. Nhận định thời gian tới, ông Quang cho biết hiện nay thị trường chứng khoán đang hưng phấn, nên thời gian tới một số khách hàng có thể đổ tiền từ chứng khoán sang BĐS. Khoảng tháng 11 và 12 có thể xảy ra tình trạng sốt nhẹ ở phân khúc đất nền.
Theo nhiều chuyên gia, tại thời điểm này, nếu có nguồn tài chính ổn định, nhà đầu tư, khách hàng có thể cân nhắc tìm mua các BĐS có pháp lý rõ ràng với giá cạnh tranh. Bởi nhiều chủ đầu tư gặp vấn đề với dòng vốn đầu tư, thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, không xoay được dòng tiền để trả ngân hàng, có thể sẽ phải bán bớt tài sản. Bên cạnh đó, trong lúc khó khăn nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận bán thấp hơn giá thị trường 50-100 triệu đồng, thậm chí giảm sâu hơn để có thể giải quyết bài toán tài chính.
Ngoài ra, người mua sở hữu mức tài chính ổn định từ nhiều nguồn có thể cân nhắc việc mua thêm, sử dụng vốn vay ngân hàng khoảng 20-30% giá trị BĐS. Tuy nhiên, dịch bệnh chưa biết lúc nào hết, nên việc mua vào cần thận trọng, chỉ thực hiện các giao dịch rõ ràng về pháp lý và giá cạnh tranh, không mua theo phong trào.
Qua ghi nhận của phóng viên tại các sàn giao dịch BĐS trên địa bàn TPHCM, việc giao dịch hay tìm hiểu dự án rất hạn chế. Hầu như cả người bán và người mua đều cảnh giác với Covid-19, nên các hoạt động tiếp xúc trực tiếp đều bị hạn chế, chỉ những vấn đề rất cần thiết họ mới đến sàn để giao dịch.
Ông Đoàn Chí Thanh, Chủ tịch Hoàng Anh Holding, cho biết hiện công ty đang chuẩn bị triển khai dự án căn hộ tại Bình Dương. Vấn đề pháp lý của dự án đã xong nhưng công tác triển khai bán hàng phải dừng lại, chờ dịch qua đi. “Chúng tôi phải liên kết với các sàn bạn, tổ chức huấn luyện công tác bán hàng, giới thiệu, đưa khách đi xem dự án… Nhưng tất cả hoạt động này trong tình hình hiện nay đều không khả thi” - ông Thanh chia sẻ.