Sau đó hàng loạt dự án nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, xã hội được phê duyệt đầu tư với mục đích xây dựng KĐT mới Nam TP trở thành KĐT chuẩn mực hạ tầng đồng bộ... Tuy nhiên, nhiều dự án sau hàng chục năm vẫn phát triển kiểu “da beo”.
Hạ tầng xây dựng ì ạch
Trục đường Nguyễn Văn Linh bắt đầu tư khu dân cư ven sông Fedico đến Quốc lộ 1A đi qua quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, cũng là trục đường chính xuyên tâm KĐT Nam TP. Dọc 2 bên trục đường này hàng loạt dự án BĐS, giáo dục, trung tâm thể dục thể thao... đã được TP giao đất.
Trục đường Nguyễn Văn Linh bắt đầu tư khu dân cư ven sông Fedico đến Quốc lộ 1A đi qua quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, cũng là trục đường chính xuyên tâm KĐT Nam TP. Dọc 2 bên trục đường này hàng loạt dự án BĐS, giáo dục, trung tâm thể dục thể thao... đã được TP giao đất.
Thế nhưng hiện nay phần lớn dự án này vẫn là những bãi đất hoang hóa, cỏ mọc um tùm; một số dự án được tận dụng làm sân bóng mini, điểm câu cá giải trí... Những dự án được đầu tư hạ tầng dở dang, các tiện ích chưa được đồng bộ…
Theo ghi nhận của ĐTTC, Khu 13B do CTCP Xây dựng Đầu tư và Phát triển Lĩnh Phong (CONIC) làm chủ đầu tư, có quy mô dự án hơn 26ha, đến nay chủ đầu tư đã bồi thường giải phóng mặt bằng 100%, san lấp mặt bằng cũng đạt 100%. Đây là một trong những chủ đầu tư triển khai xây dựng chung cư khá sớm tại khu vực này khi cách đây hơn 10 năm một số block chung cư đã được đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, một số dự án thành phần khác vẫn chưa được triển khai. Riêng phần diện tích quy hoạch nhà phố đến nay chỉ một ít khách hàng đã mua trước đó tiến hành xây dựng, còn phần lớn bỏ trống.
Báo cáo của UBND TPHCM gửi Chính phủ mới đây, đã chỉ rõ dù dự án được triển khai khá lâu, nhưng hiện nay hệ thống giao thông, vỉa hè mới thực hiện trên 70%; hệ thống thông tin liên lạc cũng chỉ đạt 70%; đặc biệt trạm xử lý nước thải chưa thực hiện. Các công trình hạ tầng xã hội phục vụ dân sinh cho đến nay chủ đầu tư vẫn chưa xây dựng.
Để đẩy nhanh tiến độ dự án, ngày 13-6 vừa qua, Ban Quản lý Khu Nam tổ chức họp với CTCP Xây dựng Đầu tư và Phát triển Lĩnh Phong, yêu cầu công ty rà soát, đánh giá sự phù hợp của hiện trạng so với quy hoạch đối với các hạng mục đã xây dựng; đăng ký tiến độ triển khai cụ thể đối với các hạng mục còn lại.
Nhiều khu đất tại KĐT mới Nam TP đã được giao cho chủ đầu tư đến nay vẫn là bãi đất hoang. Ảnh: TR. GIANG
Trong khi đó Khu 13C do CTCP Đầu tư Xây dựng Tân Bình làm chủ đầu tư có quy mô trên 25ha. Mặc dù công ty đã bồi thường giải phóng mặt bằng đạt 100%, san lấp mặt bằng đạt 100%, các hạng mục khác như hệ thống giao thông cũng đã thảm nhựa 100%, nhưng hiện nay đang xuống cấp. Các hạng mục khác gồm trường mầm non, phòng khám đa khoa, trung tâm thương mại chưa đầu tư xây dựng. Được giao đất khá lâu, nhưng hiện nay tiến độ xây dựng tại dự án này đang rất chậm.
Cụ thể, nhà ở riêng lẻ (đây là dự án phân lô bán nền) mới xây dựng khoảng 21%. Chung cư mới xây dựng 1/4 cụm, 1 cụm đang xây dựng, còn 2 cụm chưa xây dựng. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện của dự án, ngày 20-6-2018 Ban Quản lý Khu Nam đã yêu cầu CTCP Đầu tư Xây dựng Tân Bình và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đánh giá sự phù hợp của hiện trạng so với quy hoạch, khắc phục các nội dung chưa hoàn chỉnh đối với các hạng mục đã xây dựng; đăng ký tiến độ triển khai cụ thể đối với các hạng mục còn lại.
Chủ đầu tư chờ giá từ... ban đền bù
Năm 2003, CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà TP (Intresco) triển khai dự án nhà ở với mục đích tạo chỗ ở phục vụ cán bộ công nhân viên của công ty tại khu 6A KĐT Nam TP. Thời điểm đó quy định không được chuyển nhượng suất tiêu chuẩn ra bên ngoài. Tuy nhiên qua nhiều đời giám đốc, công tác đền bù giải tỏa vẫn chưa hoàn thiện, khiến dự án chưa được triển khai. Cũng từ thời điểm đó đến nay, các suất nội bộ được chuyển nhượng ra bên ngoài khiến công tác huy động vốn gặp nhiều phức tạp.
Chủ đầu tư chờ giá từ... ban đền bù
Năm 2003, CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà TP (Intresco) triển khai dự án nhà ở với mục đích tạo chỗ ở phục vụ cán bộ công nhân viên của công ty tại khu 6A KĐT Nam TP. Thời điểm đó quy định không được chuyển nhượng suất tiêu chuẩn ra bên ngoài. Tuy nhiên qua nhiều đời giám đốc, công tác đền bù giải tỏa vẫn chưa hoàn thiện, khiến dự án chưa được triển khai. Cũng từ thời điểm đó đến nay, các suất nội bộ được chuyển nhượng ra bên ngoài khiến công tác huy động vốn gặp nhiều phức tạp.
Về hướng giải quyết sắp tới đối với dự án này, ông Vũ Văn Châu, Giám đốc Intresco cho biết trong thời gian qua công ty vẫn tiếp tục thực hiện nhiều phần việc để đẩy nhanh tiến độ. Theo đó, Intresco đã ký hợp đồng với Ban bồi thường huyện Bình Chánh cuối năm 2016 để khảo sát giá, bồi thường.
Cho đến hiện tại khâu đền bù đang bị tắc do Ban bồi thường huyện Bình Chánh chưa định giá được, chưa hiệp thương với dân. Do đó công ty phải chờ phương án đền bù từ Ban bồi thường huyện Bình Chánh để triển khai tiếp. Theo ông Châu, công ty đã nhiều lần kiến nghị Ban Quản lý khu Nam họp với Ban bồi thường Bình Chánh về vấn đề chậm công tác bồi thường, bàn giao, nhưng phía Ban bồi thường lấy lý do lực lượng mỏng không thể tiến hành nhanh được, dự kiến cuối năm 2018 mới có áp giá.
Lãnh đạo Intresco cho biết hiện nay công ty đã đưa ra phương án giải quyết với khách hàng. Theo đó, nếu khách hàng nào chờ đợi được tiếp tục chờ để cùng công ty thực hiện trong thời gian tới. Trường hợp nào khách hàng muốn lấy lại tiền, trên cơ sở số tiến đã góp, đối tượng góp sẽ nhờ tòa án phán quyết mức tiền bồi thường, hỗ trợ, công ty sẽ ứng tiền trả ngay cho khách hàng.
Vừa qua đã có 40 trường hợp chọn phương án này. Những khách hàng này đã góp với công ty khoảng 300 triệu đồng. Theo phán quyết của tòa án, công ty đã trả cho mỗi khách hàng khoảng 1 tỷ đồng.