Tuy nhiên, có những cụm từ đang được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị lạm dụng, như tái cơ cấu (TCC) sắp xếp, cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN), là một nội dung trọng tâm của TCC nền kinh tế Việt Nam, song dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng cũng cho thấy rõ nhiều hạn chế, bất cập và khuyết điểm. Trong đó nổi lên nhiều DNNN lừng khừng không chịu CPH, trong khi vẫn luôn miệng nói rằng “đang đẩy mạnh TCC”.
Nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra trong suốt thời gian dài, khu vực DNNN vẫn được ưu ái về mọi mặt, tạo ra những đặc quyền về nguồn vốn, tài nguyên, đất đai... Do được cưng chiều, không phải tự cạnh tranh công bằng với các thành phần kinh tế khác nên các DNNN ít có sự sáng tạo.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã phải thốt lên: “Khi chúng ta dành cho DNNN những lợi thế đặc quyền thì vẫn còn động lực để người ta níu kéo, chậm TCC để hưởng những đặc quyền đó”. Điều này cho thấy vấn đề về lợi ích đã hằn sâu trong nhận thức của những người quản lý, không muốn nhanh chóng CPH vì động chạm đến lợi ích cá nhân.
CPH ở các tập đoàn, tổng công ty lớn, mà chỉ dừng lại ở yêu cầu bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; không yêu cầu về chỉ tiêu cổ tức, tốc độ tăng trưởng, tiền lương người lao động… Vì vậy, lãnh đạo các DNNN này là những “ông chủ giả” tiêu vốn nhà nước nhưng lại điều hành như “ông chủ thật”. Từ đó tạo ra tâm lý không cần thiết phải đẩy nhanh CPH. Nếu thua lỗ, lại bám víu vào Chính phủ cơ chế “giải cứu”, giúp họ tiếp tục tồn tại.
Thí dụ, việc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) kêu gọi ủng hộ than nội địa, nếu không có đơn vị nào mua than sẽ phải cho 4.000 công nhân nghỉ việc, không khác gì một thách thức. Một tập đoàn kinh tế chủ lực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà không có chiến lược rõ ràng, đã để xảy ra tình trạng tồn kho 9,3 triệu tấn than, đến mức phải kêu gọi “giải cứu”, cho thấy các bất cập trong chiến lược phát triển của mình.
CPH ở các tập đoàn, tổng công ty lớn, mà chỉ dừng lại ở yêu cầu bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; không yêu cầu về chỉ tiêu cổ tức, tốc độ tăng trưởng, tiền lương người lao động… Vì vậy, lãnh đạo các DNNN này là những “ông chủ giả” tiêu vốn nhà nước nhưng lại điều hành như “ông chủ thật”. Từ đó tạo ra tâm lý không cần thiết phải đẩy nhanh CPH. Nếu thua lỗ, lại bám víu vào Chính phủ cơ chế “giải cứu”, giúp họ tiếp tục tồn tại.
Thí dụ, việc Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) kêu gọi ủng hộ than nội địa, nếu không có đơn vị nào mua than sẽ phải cho 4.000 công nhân nghỉ việc, không khác gì một thách thức. Một tập đoàn kinh tế chủ lực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà không có chiến lược rõ ràng, đã để xảy ra tình trạng tồn kho 9,3 triệu tấn than, đến mức phải kêu gọi “giải cứu”, cho thấy các bất cập trong chiến lược phát triển của mình.
Tại buổi làm việc mới đây với TKV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã đề nghị TKV thực hiện nghiêm nhiệm vụ TCC tập đoàn, đặc biệt là thoái vốn ngoài ngành.
Hay như sau nhiều lần thoái thác, đề án TCC các DN thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, với đề án này EVN vẫn nắm 100% vốn ở các khâu truyền tải, phân phối. Điều này đặt ra nhiều lo ngại EVN vẫn nắm giữ vị thế độc quyền và rất khó để có thị trường điện cạnh tranh.
Hay như sau nhiều lần thoái thác, đề án TCC các DN thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, với đề án này EVN vẫn nắm 100% vốn ở các khâu truyền tải, phân phối. Điều này đặt ra nhiều lo ngại EVN vẫn nắm giữ vị thế độc quyền và rất khó để có thị trường điện cạnh tranh.
Đó là việc hiện có nhiều DN tham gia khâu phát điện nhưng chỉ có một đầu mối EVN mua điện và bán điện, nên nhiều đơn vị cho rằng đã phát sinh bất cập, khiến phần lợi nghiêng về EVN và phần thiệt luôn về phía họ. Xem ra lộ trình TCC của EVN sẽ còn dài dài.
Việc lạm dụng cụm từ TCC trong thực hiện CPH DNNN cũng nhằm để không ít người lợi dụng thay đổi chính sách trục lợi. Có tình trạng thâu tóm DN với giá rẻ mạt qua giao dịch thỏa thuận. Điều đáng nói, đến nay chưa có chủ tịch, tổng giám đốc DN hoặc lãnh đạo các bộ, ngành nào bị cách chức vì không triển khai CPH. Thực trạng giai đoạn vừa qua cũng cho thấy DNNN CPH rất nhiều nhưng tổng lượng vốn CPH còn rất ít, không tác động tới việc thay đổi quản trị, điều hành của DNNN.
Với tốc độ TCC rất chậm hiện nay đang đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều nguy cơ không thể xem thường, đặc biệt là nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, lệ thuộc phát triển và bị đặt ra ngoài lề của cuộc đua tranh phát triển toàn cầu. Đã đến lúc phải dùng những nguyên tắc quản trị hiện đại đối với DNNN.
Việc lạm dụng cụm từ TCC trong thực hiện CPH DNNN cũng nhằm để không ít người lợi dụng thay đổi chính sách trục lợi. Có tình trạng thâu tóm DN với giá rẻ mạt qua giao dịch thỏa thuận. Điều đáng nói, đến nay chưa có chủ tịch, tổng giám đốc DN hoặc lãnh đạo các bộ, ngành nào bị cách chức vì không triển khai CPH. Thực trạng giai đoạn vừa qua cũng cho thấy DNNN CPH rất nhiều nhưng tổng lượng vốn CPH còn rất ít, không tác động tới việc thay đổi quản trị, điều hành của DNNN.
Với tốc độ TCC rất chậm hiện nay đang đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều nguy cơ không thể xem thường, đặc biệt là nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, lệ thuộc phát triển và bị đặt ra ngoài lề của cuộc đua tranh phát triển toàn cầu. Đã đến lúc phải dùng những nguyên tắc quản trị hiện đại đối với DNNN.
Có thể áp dụng đầy đủ hoặc ít nhất là cải thiện việc công khai và minh bạch hóa thông tin, thiết lập cơ chế giám sát hữu hiệu đối với DNNN; phải quy trách nhiệm rõ ràng người đứng đầu, cho giới hạn trong khoảng thời gian nhất định không thoái vốn, không CPH sẽ bị kỷ luật. Đặc biệt phải đặt trọng tâm cải cách, tức thay đổi bộ máy điều hành, công khai minh bạch và nói đi đôi với làm.