(ĐTTCO) - Công an TPHCM liên tiếp triệt phá nhiều tổ chức tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” núp bóng tư vấn tài chính, luật để hoạt động cho vay lãi nặng.
(ĐTTCO)-Các đối tượng đã cho vay với lãi suất thấp nhất cho một giao dịch là 183%/năm, cao nhất cho một giao dịch là 2.555%/năm, tức là gấp từ 10-128 lần so với lãi suất cho vay cao nhất trong giao dịch.
(ĐTTCO) - Một vấn đề được nhiều người dân quan tâm trong thời gian gần đây là đợt ra quân của công an các tỉnh thành Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Tiền Giang nhắm vào các dịch vụ đòi nợ thuê kiểu xã hội đen. Điều đáng ngạc nhiên, các dịch vụ đòi nợ thuê không chỉ liên quan đến những đường dây tín dụng đen, mà còn dính líu đến nhiều ngân hàng và nhiều công ty tài chính.
(ĐTTCO) - Có đôi lúc kẹt tiền bất tử không biết vay mượn ở đâu nên nhiều người đã tìm đến tín dụng đen để xoay sở. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn thì số tiền vay được rất ít, mà lãi phải trả lại quá cao thậm chí gấp nhiều lần so với vốn vay.
(ĐTTCO) - Chiều 22-11 vừa qua, tại buổi tiếp xúc cử tri của tổ đại biểu số 7 Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tại quận Gò Vấp, cử tri đã phản ánh với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tội phạm cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”, lừa đảo trên mạng, điện thoại khủng bố… đang gây bức xúc cho xã hội.
(ĐTTCO)-Nhân viên sử dụng điện thoại, các tài khoản mạng xã hội gọi điện, nhắn tin, chửi bới, đe dọa hoặc cắt ghép hình ảnh người vay tiền, người thân vào ảnh cáo phó đám tang, ảnh đồi trụy...
(ĐTTCO)-Là kênh hỗ trợ vốn quan trọng cho tầng lớp yếu thế trong xã hội, nhưng thời gian gần đây các công ty tài chính tiêu dùng rơi vào tình trạng “mắc kẹt” giữa ranh giới của giá trị tích cực và góc nhìn tiêu cực. Để duy trì sứ mệnh tạo giải pháp vốn bền vững, các đơn vị này phải vượt qua rất nhiều tổn thương, uẩn ức sau những lần “tai bay vạ gió” từ các tổ chức tín dụng phi chính thức.
(ĐTTCO)-Hoạt động “tín dụng đen” biến tướng dưới mọi hình thức như khuyến mãi, hoa hồng, huy động vốn để đầu tư, ủy thác đầu tư trái phiếu với lãi suất cao... đang bủa vây công nhân lao động.
(ĐTTCO) - Sau bài “Bẫy tín dụng đen: Biến tướng, len lỏi từng ngõ ngách” đăng trên báo SGGP ngày 24 và 25-8, các chuyên gia cho rằng, sở dĩ có việc cho vay ở các công ty tài chính và các app ăn theo với lãi suất cao là do lỗ hổng trong các quy định pháp luật.
(ĐTTCO) - Cho vay ngang hàng qua ứng dụng (P2P Lending) với hình thức tín chấp càng ngày càng phổ biến vì đáp ứng nhu cầu cần tiền gấp của người dân. Nhưng do chưa có khuôn khổ quản lý nên tín dụng đen đã len lỏi qua hình thức này.
(ĐTTCO)-Bên cạnh những app cho vay chính thống hoạt động công khai và minh bạch gần đây xuất hiện nhiều app cho vay núp dưới hình thức “tín dụng đen”, giả mạo tổ chức tài chính uy tín với lãi suất cắt cổ, đòi nợ kiểu khủng bố… càng nở rộ và khiến người dân bức xúc.
(ĐTTCO)-Tình trạng tín dụng đen núp bóng app cho vay diễn ra ngày càng tinh vi. Các đối tượng cho vay với lãi suất cắt cổ sau đó xâm nhập dữ liệu điện thoại người vay qua app, gọi điện khủng bố, dọa giết, ghép ảnh tung lên Facebook.
(ĐTTCO)-Lợi dụng khó khăn về tài chính của đa số người dân sau dịch Covid-19, tín dụng đen ngày càng nở rộ và hoạt động mạnh. Đặc biệt, chúng đe dọa trực tiếp đến đời sống tinh thần và vật chất của tầng lớp công nhân lao động vốn khó tiếp cận với các khoản vay cá nhân từ ngân hàng.
(ĐTTCO)-Trước tình hình tín dụng đen đang len lỏi mọi ngõ ngách, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, các công ty tài chính đã cam kết cung cấp những khoản vay tiêu dùng với lãi suất chỉ bằng 50% lãi suất thị trường đến những người công nhân khi có nhu cầu vay chính đáng.
(ĐTTCO)-Tại phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vừa diễn ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhìn nhận thực tiễn hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending), cho vay qua app online tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể tác động bất lợi, bất ổn đến an ninh xã hội.
(ĐTTCO) - Thời gian gần đây, ở một số địa phương xuất hiện tình trạng đòi nợ biến tướng như: ghép hình ảnh lãnh đạo địa phương, đơn vị để gây sức ép; tạt sơn, chất bẩn hoặc phá hoại để đe dọa, “khủng bố” tinh thần...
(ĐTTCO)-Nhiều người kẹt tiền, chấp nhận vay qua app với lãi “nóng” nhưng không tưởng tượng được sẽ bị “khủng bố” đòi nợ bất chấp khiến cuộc sống sau đó rơi vào bi kịch.
(ĐTTCO)-Theo Bộ Công an, cả nước hiện có 26.942 cơ sở cầm đồ với 40.483 người làm nghề, qua kiểm tra lực lượng chức năng địa phương đã phát hiện hơn 11.300 cơ sở kinh doanh có dấu hiệu hoạt động tín dụng đen.
(ĐTTCO) - Càng cận Tết Nguyên đán, các hoạt động giải quyết tranh chấp, cho vay, đòi nợ càng rầm rộ. Từ ngày 1-1, Luật Đầu tư 2020 chính thức có hiệu lực đã cấm tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh ngành nghề “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ”. Tuy nhiên, tình trạng đòi nợ theo kiểu xã hội đen vẫn tái diễn tại TPHCM.