- Một phút lơ là thổi bay thành quả chống dịch: Kể từ khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Đà Nẵng sau 99 ngày cả nước không có ca nhiễm trong cộng đồng, số ca lây nhiễm đang tăng nhanh từng ngày. Nhiều tỉnh, TP đã thực hiện giãn cách xã hội, thậm chí cân nhắc thực hiện Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ. Những động thái này cho thấy chúng ta đã không chủ quan, bởi chỉ 1 phút lơ là sẽ thổi bay thành quả chống dịch đã đạt được thời gian qua. (PSG.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Đại học Kinh tế TPHCM)
- Dịch bệnh, sinh kế và sức khỏe: Làn sóng thứ hai của dịch Covid-19 đang quay trở lại ở nhiều nước châu Âu, châu Á. Tại Việt Nam cũng đã bắt đầu bước vào cuộc chiến chống Covid-19 tái phát. Vấn đề đặt ra lúc này là bảo vệ sức khỏe, hạn chế dịch bệnh lây lan cho người dân, nhưng cũng đồng thời giúp đỡ những hộ gia đình đã kiệt quệ sau giãn cách xã hội, cũng như đảm bảo năng lực chữa các bệnh khác của hệ thống y tế công. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)
- Ghìm cương nợ xấu không dễ: Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại (NHTM) đã có xu hướng tăng nhẹ vào cuối quý II-2020. Trong khi đó, Thông tư 01 của NH Nhà nước (NHNN) ban hành vào tháng 3-2020 chỉ trì hoãn tỷ lệ hình thành nợ xấu tạm thời. Điều này càng làm tăng nỗi lo tiềm ẩn rủi ro tăng lên trong trung hạn. Thực tế cho thấy, các NH cũng đang có sự chuẩn bị khi đã sớm tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng từ 2 quý đầu năm. (Thiên Minh)
- 2020 nợ xấu sẽ tăng nhanh: Báo cáo tài chính quý II của các NHTM cho thấy tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, con số tuyệt đối về nợ xấu đã có xu hướng tăng, nhiều dự báo không mấy sáng sủa về nợ xấu trong 2 quý tới, khi dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường. Vì vậy, những khoản nào có thể thanh lý được, các NH sẽ thanh lý. Đồng thời, các NH cũng cố gắng giải quyết tài sản để thu hồi lại nợ sớm chừng nào hay chừng đó. (TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH)
- Những món nợ khổng lồ vì đại dịch: Những nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang sụp đổ vì đại dịch Covid-19 ở các nước đang tạo ra những món nợ khổng lồ. Chính phủ sẽ làm gì để giải quyết bài toán nợ mới phát sinh này? (Vinh Trang)
- Thương mại điện tử chiếm thế thượng phong : Khi dịch Covid 19 bùng phát, buôn bán offline đang thất thu càng thất thủ, mua sắm trực tuyến đang bung hàng càng bùng nổ. Thế nhưng, phía sau sự phát triển của kênh bán hàng này là nhiều mối lo về chất lượng hàng hóa, thất thu thuế... (Thanh Lâm)
- Chế tài chưa mạnh, ngân sách thất thu: Kinh doanh, mua bán online đang là xu thế chủ đạo và càng phát triển mạnh khi xảy ra dịch Covid-19. Không chỉ cá nhân, các doanh nghiệp (DN) cũng xem đây là hình thức kinh doanh chủ yếu. Tuy nhiên, việc thu thuế kinh doanh các đối tượng này đến nay vẫn chưa thực hiện được, khiến ngân sách nhà nước (NSNN) mất nguồn thu đáng kể. DN, cá nhân kinh doanh trên mạng không kê khai thuế cần có cơ chế phạt thật nặng như cấm kinh doanh, hoặc phạt tiền với mức cao để buộc họ phải thực thi đúng quy định của pháp luật. (PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính - Bộ Tài chính).
- “Công cụ”… chỉ đạo, khó giảm lãi suất: Trước biến động khó lường của hệ thống NH cuối thập niên 2010, NHNN đã quay trở lại công cụ điều hành có tính hành chính để kiểm soát tín dụng bơm vào nền kinh tế gây ra áp lực lên lạm phát. Đó là Chỉ thị 01/CT-NHNN ấn định mức trần tín dụng của nền kinh tế. Tuy nhiên, công cụ trần tín dụng làm nhu cầu huy động vốn càng cao nên lãi suất không thể giảm. Đặc biệt, trần tín dụng này được đẩy vào vay tiêu dùng, bán lẻ càng khó giảm lãi suất huy động của các NH. (TS. Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính, UEH)
- Bịt kẽ hở BT, không nên chốt chặn: Do sự biến tướng của phương thức đầu tư xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng BT đang bị siết lại. Tuy nhiên, việc này khiến nhiều dự án BT ngưng trệ, Nhà nước không huy động được nguồn lực xã hội. Vì thế, bên cạnh những tồn tại phải khắc phục, cơ quan chức năng cần tạo điều kiện để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư dưới hình thức hợp tác công - tư, trong đó có BT. (Đỗ Trà Giang)
- Cạnh tranh phát triển ngân hàng số: Phát triển dịch vụ NH số là xu hướng tất yếu, và các NH ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn, khi thói quen giao dịch, thanh toán của người dân bắt đầu chuyển dịch từ trực tiếp sang trực tuyến. Làn sóng chuyển đổi số của các NH đang diễn ra mạnh mẽ. Ngoài những tên tuổi đã sớm gây dựng được thương hiệu NH số như Vietcombank, BIDV, VietinBank, VPBank, TPBank, Techcombank, các NH khác đã có những bước chạy để bắt kịp xu hướng, tìm kiếm cơ hội mới cho mình. (Cát Tường)
- TTCK: May mắn đã qua, khó khăn xuất hiện: Xu hướng tăng bùng nổ kéo dài gần 3 tháng đã kết thúc, thị trường chứng khoán (TTCK) cuối tháng 7 bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn khi chịu tác động kép: kết quả kinh doanh quý II-2020 đã bão hòa và làn sóng Covid mới xuất hiện. Xem ra xu hướng tăng từ tháng 4-6 vừa qua được gọi là “sóng cách ly” rất khó lặp lại ở thời điểm này. (Nguyên Hà)
- Minh bạch dòng tiền vào chứng khoán: Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành quả ấn tượng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm thời gian tới để thị trường phát triển hơn. TTCK phải làm sao để tiếp tục thu hút NĐT bỏ tiền vào, đặc biệt chú ý tính minh bạch bởi đó là niềm tin của công chúng đầu tư. (Hà My)
- Cẩn trọng sóng ảo bất động sản công nghiệp: Giá thuê đất tăng cao, nhiều nơi xuất hiện đầu cơ bất động sản (BĐS) công nghiệp với sản phẩm đơn điệu và kém hấp dẫn (chủ yếu vẫn là đất nền và nhà xưởng thô sơ), quy hoạch manh mún, trong khi đó số lượng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) có tiềm lực lại quá khiêm tốn, khiến cầu không rõ ràng. Thực tế này cho thấy viễn cảnh cuộc khủng hoảng thừa đối với phân khúc BĐS công nghiệp khi phát triển ồ ạt. Để đầu tư và làm được các “business park”, đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư cho BĐS công nghiệp phải có chiều sâu tổng thể về khoa học, kỹ thuật, vốn đầu tư và cả ý tưởng, không thể là chuyện ngày một ngày hai. Càng không phải là chuyện lướt sóng thị trường. (Lưu Thủy)
- Những mẫu trang sức hoàn hảo (Cao Nguyên)
- Gian bếp hiện đại (Nhã Trúc)
- Giảm chất lượng cuộc sống do thoái hóa cột sống cổ (BS.CKI Thái Bảo Cường, Bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM)
- Phép thử Indonesia: Vào đầu tháng 7, Ngân hàng Indonesia (BI) có động thái chưa từng có khi mua 27 tỷ USD trái phiếu chính phủ. Bước đi này có thể là phép thử cho các thị trường mới nổi trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế dưới tác động của đại dịch Covid-19. (Văn Cường)
- Nội các mới, quy trình cũ: Theo quy định của Hiến pháp Singapore, dù chỉ lấy được 61,23% số phiếu ủng hộ của cử tri, nhưng Đảng Hành động Nhân dân (PAP) do ông Lý làm Tổng Bí thư, đã chiếm đa số ghế trong quốc hội, nên người đứng đầu đảng sẽ nắm quyền thủ tướng và thành lập chính phủ. (Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM