![]() |
- Vàng trong nước “một mình một chợ”: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sau khi chống vàng hóa thành công đã không có bất kỳ giải pháp nào can thiệp khi giá vàng SJC quá cao so với thế giới. Thế nên, giá vàng trong nước diễn biến theo chiều hướng “một mình một chợ”, trở thành thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, giá cả méo mó. Có lẽ cơ quan điều hành lo ngại nếu trả lại giá cho thị trường vàng miếng, có nghĩa là cho tự do sản xuất, kinh doanh vàng miếng sẽ dẫn đến một số hệ lụy như biến động tỷ giá.
- Câu chuyện Ngọc Trinh và hệ lụy mạng xã hội: Việc người mẫu Ngọc Trinh (tên đầy đủ Trần Thị Ngọc Trinh, 34 tuổi) bị khởi tố và tạm giam 3 tháng vì hành vi “gây rối trật tự công cộng” thực sự trở thành một đề tài nóng trong cộng đồng. Trước đó, nhiều người đã theo dõi thông tin người mẫu Ngọc Trinh bị xử phạt do sử dụng xe mô tô phân khối lớn mà không có giấy phép, nhưng ít ai ngờ người mẫu Ngọc Trinh lại bị khởi tố hình sự. Câu chuyện Ngọc Trinh cần hiểu thế nào cho đầy đủ và chính xác? (Gia Quan)
- Chuyển đổi số trong đời sống: Việc không dùng tiền mặt hay dùng các ví tiền điện tử trong mua bán, giao dịch có thể coi là một trong những ứng dụng công nghệ số vào đời sống, điều hiện nay đang diễn ra rất nhanh chóng và phổ biến. Đó có thể coi là một hình thức chuyển đổi số, cụm từ hiện nay được sử dụng rất phổ biến và diễn ra hầu như tất cả các mặt của đời sống xã hội. (Trúc Giang)
- Năng lượng tái tạo: Cuộc cách mạng ngành điện: Cơn bão giá điện hồi năm 2022 đã làm điêu đứng rất nhiều ngành công nghiệp sản xuất trên thế giới, đặc biệt là ngành kim loại cơ bản vốn có đặc thù sử dụng nhiều năng lượng điện cho quá trình điện phân. Tâm điểm của cuộc khủng hoảng giá điện khi đó diễn ra ở châu Âu trong bối cảnh nguồn cung ứng khí gas bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, điều tích cực cũng xuất hiện khi nó làm thức tỉnh việc chuyển đổi sang các dạng năng lượng tái tạo thay thế khác. (Phạm Tuấn)
- Tháo "nút thắt" đầu tư công, kích hoạt nền kinh tế: Đầu tư công (ĐTC) được đánh giá là động lực cho tăng trưởng, trụ đỡ của kinh tế trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới bất thuận, và đây cũng được xem là nguồn “vốn mồi” dẫn dắt các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư. Vậy nhưng cho đến nay ĐTC vẫn còn nhiều “nút thắt” chưa được tháo. (Hoàng Sơn)
- “Bắt bệnh” và “trị bệnh” chậm trễ: “Bệnh chậm trễ trong đầu tư công (ĐTC) của Việt Nam đã kéo dài nhiều năm, song để “bắt bệnh” và “trị bệnh” cần phải nhận diện được khâu trọng yếu nào để giải quyết”. Theo đánh giá của WB, một số dự án ĐTC trong giao thông quy mô lớn, chậm tiến độ bình quân lên đến 5 năm, mức đội vốn bình quân lên đến gấp đôi so với dự toán kinh phí ban đầu ở giai đoạn thiết kế và phân bổ ngân sách. (Vũ Hoàng Quyên, Chuyên gia kinh tế và quản trị cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam)
- “Lệch pha” giữa chính sách với thực tế: “Đầu tư công (ĐTC) là trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nhưng “lệch pha” giữa các quy định trong chính sách với thực tế thị trường đã làm chậm tiến độ giải ngân các dự án ĐTC, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi và tăng trưởng kinh tế". Định mức về chi phí theo Luật ĐTC hiện nay vẫn tương đối cứng nhắc, trong khi đó diễn biến thị trường, giá nguyên vật liệu lại biến động. Thực tế có những dự án được phê duyệt, nhưng nhà thầu lại thiếu nguyên vật liệu để thi công hoặc giá nguyên vật liệu tăng lên, dẫn đến tình trạng thi công không đúng khối lượng. (Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam)
- Giảm thuế: Mũi tên 3 mục đích: Để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp (DN) và người dân trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, một số chính sách giảm thuế đang được xem xét trình Quốc hội, như giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024, giảm 50% thuế môi trường với xăng dầu đến hết năm sau. Những “cú đấm” về thuế được kỳ vọng sẽ “phá tường thành sức mua, hỗ trợ phục hồi sức khoẻ DN, giúp tăng trưởng nền kinh tế”. (Thanh Lâm)
- TISCO vẫn chưa thoát khỏi thua lỗ: Sau 5 năm nằm trong diện tái cơ cấu, đến nay tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) vẫn chưa thoát khỏi thua lỗ, thêm vào đó cộng hưởng từ thị trường và giá thép thời gian qua giảm mạnh đã tạo áp lực lớn đối với doanh nghiệp (DN) này. (Hà Thanh)
- Khó khăn phủ “bóng” nhà băng: Những ngân hàng (NH) đầu tiên công bố báo cáo tài chính (BCTC) quý III-2023 đã cho thấy một sắc màu kém khả quan bao trùm khi lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng. Tuy nhiên, việc lợi nhuận giảm không phải là một cú sốc, mà nợ xấu tăng thực sự là một nỗi lo. (Bảo Trân)
- Cổ phiếu dầu khí có tốt như kỳ vọng?: Việc giá dầu thô tăng mạnh là yếu tố được nhà đầu tư (NĐT) kỳ vọng vào sự bứt phá của nhóm cổ phiếu (CP) dầu khí. Tuy nhiên, tác động của giá dầu lên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) ngành dầu khí, có thể sẽ khiến cho nhiều NĐT thất vọng. (Kim Giang)
- Kết quả kinh doanh quý III có đủ tạo sóng?: Ngay trước thời điểm dồn dập báo cáo kết quả kinh doanh quý III, thị trường chứng khoán (TTCK) lại gây sốc bằng những phiên sụt giảm chóng mặt. Tuần qua VN Index thậm chí còn giảm xuống dưới mức đáy thiết lập được quanh ngưỡng 1.120 điểm hồi đầu tháng 10. Đây là diễn biến trái ngược, thậm chí còn khó hiểu với không ít nhà đầu tư (NĐT). (Nguyên Hà)
- Đại tiệc hóa trang tại khách sạn 5 sao (Phương Hằng)
- Chăm sóc bản thân như ở spa (Nhã Trúc)
- Điện ảnh loay hoay giữa yếu tố kế thừa và công nghệ PR: Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” vừa công chiếu đã gây xôn xao trên các diễn đàn với những ý kiến khen chê khác nhau. Bên cạnh một số chi tiết chưa được đồng thuận về trang phục và lịch sử, bộ phim thu hút sự quan tâm của khán giả theo một cách khá ồn ào, trong đó 2 vấn đề nổi cộm là yếu tố kế thừa và công nghệ PR. (Tuy Hòa)
- Huyền thoại Hàng Châu: Hàng Châu vừa tổ chức thành công Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 (Asiad 19), với sự tham dự của 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 16 ngày diễn ra đại hội, Hàng Châu đã thu hút hơn 20 triệu lượt du khách tới tham quan, cổ vũ các vận động viên. Thành phố này được ví như “thiên đường chốn hạ giới” với quang cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với nền văn hóa cổ kính đan xen hiện đại. (Fahoka Xê Dịch)
- Cuộc đối đầu Mỹ-Trung tại IMF: Trung Quốc cho biết quyền biểu quyết của họ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không nhiều nên không phản ánh sức mạnh kinh tế mà nước này đã xây dựng trong 2 thập kỷ qua. Trong khi Mỹ, cổ đông lớn nhất của IMF, vẫn chưa sẵn sàng thay đổi cơ cấu trong nhà cho vay quốc tế này. (Vĩnh Cẩm)
- Daniel Noboa - tổng thống trẻ nhất của đất nước “nóng nhất” Ecuador: Chỉ mới 35 tuổi, Daniel Noboa đã làm được điều mà cha của ông - một trong những người giàu nhất đất nước, đã không thể làm được dù 5 lần 7 lượt cố gắng: Trở thành Tổng thống Ecuador. Không chỉ vậy, ông còn ghi tên vào lịch sử nước nhà như một tổng thống trẻ nhất. (Ánh Vân)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM