Động lực văn hóa

Sự phát triển của Đà Nẵng trong nhiều năm qua được nhiều người ghi nhận. Tuy nhiên, bản sắc văn hóa cho đô thị này vẫn còn là một ẩn số. Tại cuộc họp HĐND mới đây, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ thừa nhận: “Có thể thành phố chưa thực sự giàu có, chưa có nhiều tòa nhà cao tầng bề thế, nhưng chúng ta rất cần tạo dựng một xã hội tốt đẹp. Chúng ta tự hào khi làm tốt việc xây dựng kết cấu hạ tầng và nhiều vấn đề khác, nhưng riêng với văn hóa, ở đây là những công trình văn hóa và điều kiện thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của người dân thành phố ít thấy ai khen".

Sự phát triển của Đà Nẵng trong nhiều năm qua được nhiều người ghi nhận. Tuy nhiên, bản sắc văn hóa cho đô thị này vẫn còn là một ẩn số. Tại cuộc họp HĐND mới đây, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ thừa nhận: “Có thể thành phố chưa thực sự giàu có, chưa có nhiều tòa nhà cao tầng bề thế, nhưng chúng ta rất cần tạo dựng một xã hội tốt đẹp. Chúng ta tự hào khi làm tốt việc xây dựng kết cấu hạ tầng và nhiều vấn đề khác, nhưng riêng với văn hóa, ở đây là những công trình văn hóa và điều kiện thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của người dân thành phố ít thấy ai khen".

Vấn đề văn hóa của Đà Nẵng từng được Bí thư Thành ủy tiền nhiệm là ông Nguyễn Bá Thanh nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong buổi trò chuyện với hơn một ngàn cán bộ viên chức tại Cung thể thao Tiên Sa, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng: “Chưa cần so sánh cùng Hà Nội hay TPHCM, ngay cả với Nha Trang, Đà Nẵng vẫn còn khiêm tốn về tầm ảnh hưởng văn hóa. Nha Trang có bao nhiêu bài hát hay, còn chúng ta có mỗi bài “Đà Nẵng tình người” cứ hát tới hát lui hoài”.

Một đô thị, nếu chỉ có hạ tầng và kinh tế mà không đi kèm yếu tố văn hóa sẽ không thể xây dựng dấu ấn văn minh. Điều băn khoăn của Đà Nẵng cũng chính là tâm tư của nhiều vùng đất công nghiệp hóa mạnh mẽ như Bình Dương hay Đồng Nai. Làm cách nào để xây dựng văn hóa cho đô thị quả là một thách thức không đơn giản. Mở khu công nghiệp hay thiết kế giao thông có thể thực hiện ngay, nhưng bộ mặt văn hóa không thể kiến tạo trong một sớm một chiều.

Văn hóa của một đô thị, bao gồm 2 thành phần, văn hóa truyền đời và văn hóa bồi đắp. Văn hóa truyền đời để lại di sản đền đài, tuồng tích, dân ca… phải được gìn giữ và bảo lưu một cách cẩn thận. Văn hóa bồi đắp trông cậy vào sự sáng tạo của con người hôm nay. Văn học, sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, hội họa, nhiếp ảnh, kiến trúc… sẽ làm nên những giá trị văn hóa mới.

Đời sống nghệ thuật nhiều năm qua của Đà Nẵng khá trầm lắng. Không phải Đà Nẵng không sản sinh ra tài năng, mà hầu hết họ đã lập nghiệp tại Hà Nội hoặc TPHCM. Muốn có được những giá trị văn hóa mới, Đà Nẵng cần có chính sách chiêu hiền đãi sĩ với những nhân vật của công chúng. Không chỉ sáng tác về Đà Nẵng, mà việc những gương mặt văn hóa tiêu biểu chọn Đà Nẵng để sinh sống và hành nghề sẽ khiến diện mạo văn hóa của Đà Nẵng được nâng lên.

Các tin khác