Đứng đầu ASEAN về sản lượng thức ăn chăn nuôi, Việt Nam lại không chủ động được nguyên liệu sản xuất

(ĐTTCO) - Việt Nam là quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, ngành sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, là nguyên nhân đẩy giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng cao mỗi khi giá thế giới biến động mạnh. 
Đứng đầu ASEAN về sản lượng thức ăn chăn nuôi, Việt Nam lại không chủ động được nguyên liệu sản xuất
 Sáng 12-8, Văn phòng nông nghiệp - Đại sứ quán Hoa Kỳ (USDA) và Tổ chức CropLife châu Á cùng Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến “Tìm giải pháp bổ sung nguồn cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam”. 
Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh giá nhiều loại thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với thị trường tiêu thụ khó khăn, giá sản phẩm giảm sâu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.  
Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, cho biết trong 10 năm gần đây, ngành chăn nuôi của Việt Nam tăng trưởng rất ấn tượng, bình quân 5-6%/năm. Trong đó, ngành gia cầm có sự tăng trương nhanh nhất, đạt bình quân 7-8%/năm về đầu con và 11-12% về sản lượng thịt, trứng. 
Ngành sản xuất thức ăn công nghiệp ở Việt Nam cũng tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân 13-15%/năm. Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Tuy nhiên, theo ông Sơn, ngành sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta hiện nay vẫn đang phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Đây chính là nguyên nhân đẩy giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng cao mỗi khi giá thức ăn chăn nuôi thế giới biến động mạnh. 
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2020, giá trị kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 3,75%. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ này tăng 36,6% so với cùng kỳ năm trước. 
Nguyên nhân đẩy giá trị nhập khẩu tăng là do nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới giảm, sản lượng một số loại ngũ cốc chính của một số quốc gia sụt giảm do thiên tai. Đại dịch Covid-19 cũng khiến chi phí vận chuyển tăng cộng với nguồn cung trong nước còn hạn chế. 
Dự báo nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục gia tăng. Việt Nam sẽ cần khoảng 28- 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD, với mức tăng trưởng trung bình 11 – 12%/năm, trong đó quá nửa sản lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (14,5-15 triệu tấn) sẽ dành cho ngành gia cầm. 
Chủ tịch  Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, nguồn cung và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới rất khó dự đoán trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến rất phức tạp, có thể tiếp tục làm đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng.
Theo các chuyên gia, đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước một cách căn cơ, bài bản. 
Bà Đinh Thị Thúy Phương, cán bộ Vụ Thống kê giá – Tổng cục Thống kê, cho rằng cần có nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục nguy cơ khan thiếu thức ăn chăn nuôi, như tận dụng nguồn nguyên phụ phẩm của các ngành sản xuất, chăn nuôi trong nước như thủy hải sản, công nghiệp chế biến nông thổ sản… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần tối đa hóa nguồn nguyên nhiên vật liệu trong nước và dần thay thế nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, giảm giá thành bằng cách tận dụng các nguồn cung từ địa phương. 
Nhiều chuyên gia cũng đề nghị Việt Nam nên hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các loại cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học (chẳng hạn như bắp, đậu tương chuyển gen) để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có năng suất và sản lượng cao, nhằm bổ sung thêm nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đáp ứng mục tiêu hạ giá thành sản xuất trong nước.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Vị thế Việt Nam, thế mạnh TPHCM

Vị thế Việt Nam, thế mạnh TPHCM

(ĐTTCO) - Tổ chức chính quyền địa phương phương 2 cấp, từ 63 tỉnh thành cả nước chỉ còn 34 tỉnh, thành không chỉ là sự sắp xếp lại các địa danh trên bản đồ, mà còn là một cuộc cải cách, đưa Việt Nam phát triển lên một vị thế, một tầm cao mới.

Thành phố mới, tầm nhìn mới

Thành phố mới, tầm nhìn mới

(ĐTTCO) - Với tất cả sự khẩn trương, quyết liệt và nghiêm túc, TPHCM nỗ lực làm mọi việc để bước vào giai đoạn mới trong vận hành bộ máy nhà nước. 

Tăng thêm nguồn lực cho không gian phát triển mới

Tăng thêm nguồn lực cho không gian phát triển mới

(ĐTTCO) - Việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiến hành hợp nhất một số địa phương ở thời điểm này là cần thiết và phù hợp, giúp phân bổ hài hòa nguồn lực quốc gia và mở rộng thêm không gian phát triển mới cho các địa phương.

Hành trình từ sáng kiến đến hành động

Hành trình từ sáng kiến đến hành động

(ĐTTCO) - Hôm nay 1-7, Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn thương mại xanh 2025 - Sự kiện diễn ra đúng vào thời điểm TPHCM mới chính thức ra mắt.

Không gian phát triển mới từ 'cứng' đến 'mềm'

Không gian phát triển mới từ 'cứng' đến 'mềm'

(ĐTTCO) - Sắp xếp địa giới hành chính tạo điều kiện hình thành các cực phát triển mới trong “không gian cứng”, còn mô hình chính quyền địa phương 2 cấp kỳ vọng mở ra “không gian mềm” cho phát triển, đó là “không gian phát triển trong lòng dân”. 

Tổng Bí thư Tô Lâm: TPHCM mới vươn xa, vươn cao

Tổng Bí thư Tô Lâm: TPHCM mới vươn xa, vươn cao

(ĐTTCO)-“Đến thời điểm này, đội ngũ chúng ta đã chỉnh tề, hàng lối đã ngay ngắn, cả dân tộc cùng hành quân vươn tới tương lai rực rỡ của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, vì một Việt Nam phát triển bền vững”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.