Đầu vào vẫn ở mức cao
Mới đây, một số NH như SHB, Techcombank, Sacombank đã giảm lãi suất kỳ hạn ngắn 1-3 tháng với mức điều chỉnh giảm 0,1-0,2%/năm. Đối với kỳ hạn trên 12 tháng, đã có NH điều chỉnh mức giảm thêm 0,6%/năm so với lãi suất trước đó. Dù vậy, kênh tiền gửi vẫn không giảm sức hút, bởi bên cạnh một vài NH điều chỉnh giảm lãi suất, mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức cao.
Chỉ riêng tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, không khó để tìm các địa chỉ gửi tiết kiệm với mức lãi suất trên 7%/năm. Chẳng hạn, gửi kỳ hạn 6 tháng tại NCB được hưởng lãi suất 7,9%/năm, tại BacABank 7,7%/năm, VietBank 7,5%/năm tại quầy và 7,8%/năm qua kênh online. Ở kỳ hạn này, VPBank huy động 7,1-7,5%/năm tùy theo số tiền gửi. VietCapital Bank huy động tại quầy 7,3%/năm. OCB, VIB và PVCombank cùng ở mức 7,2%/năm.
Các NH còn lại áp dụng lãi suất 6-6,9%/năm, rất ít NH huy động dưới 6%/năm.
Cùng với đó, mức lãi suất cao nhất đang được các NH áp dụng vẫn rất hấp dẫn. Hiện lãi suất cao nhất tại Eximbank 8,4%/năm; NCB và ABBank 8,3%/năm; VietBank, OCB, VietCapital Bank 8,2%/năm; Kienlongbank và BacA Bank 8%/năm.
Cùng với đó, mức lãi suất cao nhất đang được các NH áp dụng vẫn rất hấp dẫn. Hiện lãi suất cao nhất tại Eximbank 8,4%/năm; NCB và ABBank 8,3%/năm; VietBank, OCB, VietCapital Bank 8,2%/năm; Kienlongbank và BacA Bank 8%/năm.
Thậm chí, một NHTMCP tại TPHCM áp dụng lãi suất 8,76%/năm cho kỳ hạn gửi 13, 15, 18 tháng và số tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên, lĩnh lãi cuối kỳ. Gần đây, các NHTM có vốn nhà nước cũng khuyến mại cộng thêm lãi suất cho tiền gửi trực tuyến, như BIDV cộng thêm 0,2%/năm, VietinBank cộng 0,3%/năm với tất cả kỳ hạn so với gửi tại quầy, theo đó lãi suất huy động cao nhất lên 7%/năm.
Diễn biến tăng giảm lãi suất huy động của các NHTM trước nay luôn là vấn đề được quan tâm. Bởi trong số các kênh đầu tư, tiền gửi vẫn là kênh được người dân ưa chuộng, thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưởng huy động vốn hàng năm. Ngoài ra, lãi suất huy động còn được quan tâm vì lãi suất đầu vào sẽ phản ánh lãi suất đầu ra.
Nền kinh tế Việt Nam kinh doanh trên vay nợ, Nhà nước muốn đầu tư phải vay TP, DN muốn đầu tư phải vay NH. Trong khi đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam đa mục tiêu, phải quan tâm nhiều việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và giữ chênh lệch ở mức độ hợp lý để thu hút dân gửi tiết kiệm. Việc sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để điều chỉnh lãi suất luôn được sử dụng rất thận trọng.
Theo đó, giảm lãi suất cho vay đến nay vẫn phụ thuộc vào việc NH có hạ lãi suất huy động hay không. Nếu chi phí vốn tăng, lãi suất cho vay cũng tăng, bảo đảm cho các NH có tỷ lệ lợi nhuận biên tốt và ngược lại.
Vì vậy, trong bối cảnh lãi suất huy động nhìn chung vẫn neo ở mức cao, tình trạng cạnh tranh huy động vẫn tồn tại, giảm lãi suất cho vay vẫn sẽ tiếp tục là điều kỳ vọng một chiều từ phía DN.
Bài toán khó đầu ra
Bài toán khó đầu ra
Trong cung cầu tín dụng Việt Nam, sức cầu vẫn lớn hơn. Và khi cầu tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đều dựa vào NH, sẽ rất khó đòi giảm lãi suất, nhất là khi lãi suất huy động khó giảm xuống. |
Đối tượng áp dụng là DN, cá nhân sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu và du lịch. Thời hạn áp dụng lãi suất ưu đãi này chỉ trong khoảng 2-4 tháng tới.
Còn với các hoạt động kinh doanh thông thường, khảo sát trong tháng 1-2020, một số nhà băng được đánh giá có mức lãi suất cho vay trung và dài hạn tốt nhất, áp dụng lãi suất ưu đãi 6,6-8,6%/năm trong 6-12 tháng đầu, lãi suất sau ưu đãi 10,5-12,3%/năm.
Hiện tại, một số NHTM có vốn nhà nước có gói tín dụng ưu đãi đối với kinh doanh thông thường cũng áp dụng lãi suất 6,5-7%/năm trở lên đối với khoản vay dưới 6 tháng; từ 7-7,5%/năm trở lên đối với khoản vay từ 6-12 tháng (mức lãi suất cụ thể còn tùy theo từng đối tượng khách hàng).
Điều này cho thấy, việc NHNN điều chỉnh các mức lãi suất điều hành, thậm chí điều chỉnh cả lãi suất trần huy động dưới 6 tháng và lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên trong năm 2019, vẫn chưa đạt được đích của chính sách tiền tệ là truyền dẫn được tới mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó, yếu tố nữa được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng vay vốn trung và dài hạn từ NH, để ngành NH có điều kiện giảm lãi suất cho vay là TPDN lại chưa như mong muốn. Tổng số TPDN phát hành cả năm 2019 là 280.141 tỷ đồng, tăng 25% so với 2018, đưa quy mô thị trường TPDN tăng mạnh từ 9,01% GDP (2018) lên khoảng 11,3% GDP (2019).
Tuy vậy, kênh TPDN vẫn được đánh giá có quy mô khá nhỏ bé so với các kênh huy động vốn khác, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào tín dụng NH. Tổng quy mô tín dụng tại cuối năm 2019 khoảng 8,2 triệu tỷ đồng, tương đương 138,4% GDP và gấp 12,3 lần quy mô thị trường TPDN.
Đồng thời, trong 280.141 tỷ đồng TPDN được phát hành năm 2019, các NHTM phát hành 115.422 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,2%). Điều kiện để kênh này phát huy vai trò hỗ trợ kênh vay vốn NH dự báo sẽ hạn hẹp hơn, khi Bộ Tài chính đưa ra dự thảo sửa đổi Nghị định 163/2018 về phát hành TPDN, theo hướng bổ sung điều kiện về giới hạn khối lượng phát hành TP, điều kiện về khoảng cách giữa các đợt phát hành và quy định lãi suất vay vốn để tránh rủi ro. TPDN bị siết lại đồng nghĩa NH vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc cấp vốn cho nền kinh tế.