Chính phủ Hàn Quốc đang tìm cách đa dạng hóa đối tượng khách du lịch, đồng thời tìm kiếm những cơ hội mới cho ngành du lịch quốc gia.
Trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động của Trung Quốc vào năm ngoái, có 69.000 lượt du khách Trung Quốc đã đến thăm Hàn Quốc. Tuy nhiên, từ tháng 3 năm nay, sau khi Trung Quốc tiến hành trả đũa kinh tế, lượng khách du lịch của nước này tới Hàn Quốc đã giảm hơn 330.000 người.
Trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động của Trung Quốc vào năm ngoái, có 69.000 lượt du khách Trung Quốc đã đến thăm Hàn Quốc. Tuy nhiên, từ tháng 3 năm nay, sau khi Trung Quốc tiến hành trả đũa kinh tế, lượng khách du lịch của nước này tới Hàn Quốc đã giảm hơn 330.000 người.
Trong bối cảnh đó, tổng số khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc trong quý I lại tăng nhẹ. Theo đó, Hàn Quốc đón hơn 3,71 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, số lượng du khách Nhật Bản tới Hàn Quốc lên tới 619.000 người, tăng 21%, khách du lịch từ các nước Đông Nam Á và Trung Đông khoảng 610.000 người, tăng 12%.
Lượng du khách Nhật Bản và Đông Nam Á đã phần nào bù đắp cho lượng khách Trung Quốc đã và đang sụt giảm mạnh. Nguyên nhân nào giúp xứ kim chi hút được lượng khách này? GS. Lee Ki-jong, khoa Quản trị kinh doanh du lịch, Trường Đại học Kyunghee, cho biết nhiều hãng hàng không giá rẻ mở rộng các gói dịch vụ khiến Hàn Quốc có khả năng cạnh tranh cao về chi phí du lịch.
Lượng du khách Nhật Bản và Đông Nam Á đã phần nào bù đắp cho lượng khách Trung Quốc đã và đang sụt giảm mạnh. Nguyên nhân nào giúp xứ kim chi hút được lượng khách này? GS. Lee Ki-jong, khoa Quản trị kinh doanh du lịch, Trường Đại học Kyunghee, cho biết nhiều hãng hàng không giá rẻ mở rộng các gói dịch vụ khiến Hàn Quốc có khả năng cạnh tranh cao về chi phí du lịch.
Hàn Quóc tìm kiếm những cơ hội mới cho ngành du lịch.
Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc và các công ty phân phối du lịch đang tích cực quảng bá du lịch tại thị trường Nhật Bản và Đông Nam Á. Để đa dạng hóa thị trường, bắt đầu từ tháng 5 này, Seoul sẽ cấp visa điện tử cho khách du lịch theo đoàn từ các nước Đông Nam Á. Trước đây, visa điện tử chỉ dành cho đoàn khách Trung Quốc.
Bên cạnh đó, nhờ sự hồi phục của nền kinh tế Nhật Bản, nhiều du khách của quốc gia này cũng đến Hàn Quốc tham quan. Ngoài ra, sức ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu cũng là một yếu tố quan trọng khác giúp thu hút khách du lịch Đông Nam Á tới thăm xứ kim chi.
Chưa dừng lại ở đó, Cơ quan du lịch Hàn Quốc gần đây thông báo dự án mang tên Hàn Quốc thân thiện với Hồi giáo, được kỳ vọng sẽ thu hút thêm 1,2 triệu lượt du khách Hồi giáo bằng cách tạo ra một môi trường du lịch thân thiện với người Hồi giáo. Cơ quan này cũng dự định sẽ tổ chức tuần lễ giới thiệu các nhà hàng phục vụ các món ăn được chế biến theo quy tắc Hồi giáo.
Chưa dừng lại ở đó, Cơ quan du lịch Hàn Quốc gần đây thông báo dự án mang tên Hàn Quốc thân thiện với Hồi giáo, được kỳ vọng sẽ thu hút thêm 1,2 triệu lượt du khách Hồi giáo bằng cách tạo ra một môi trường du lịch thân thiện với người Hồi giáo. Cơ quan này cũng dự định sẽ tổ chức tuần lễ giới thiệu các nhà hàng phục vụ các món ăn được chế biến theo quy tắc Hồi giáo.
Tính đến năm 2015, thế giới có 1,8 tỷ người Hồi giáo. Đây thực sự là một “mỏ vàng” khách du lịch. GS. Lee Ki-jong nhận định ngành du lịch Hàn Quốc nên nhân cơ hội này để nâng cấp và cải thiện các cơ sở hạ tầng du lịch. Để đa dạng hóa thị trường khách nước ngoài, ngành du lịch cần cố gắng tạo ra các chương trình du lịch chất lượng cao. Ngoài ra, các nội dung giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực du lịch văn hóa và y tế cần được tiếp tục phát triển, trong khi các cơ sở hạ tầng về lưu trú, ăn uống và giao thông đi lại cũng cần được nâng cấp.
Cùng với đà tăng của số du khách Hồi giáo, Hàn Quốc cần phải mở rộng hơn nữa hệ thống phân phối đồ ăn Halal cho người Hồi giáo. Các nhà hàng nên bổ sung thực đơn bằng các thứ tiếng đa dạng, bao gồm cả tiếng Arab. Phòng cầu nguyện nên được bố trí ở nhiều điểm du lịch khác nhau. Hàn Quốc cần phải có cách tiếp cận văn hóa thận trọng với đối tượng khách du lịch đến từ các quốc gia Hồi giáo.