Tuy nhiên thời gian gần đây, vấn đề này được Chính phủ nói chung và TPHCM nói riêng cực kỳ quan tâm nhằm tạo động lực phát triển mới cho khu vực này.
Một bộ mặt mới về hạ tầng giao thông
Ngoài hàng loạt dự án giao thông có tính chất “điểm nhấn” đã triển khai cho khu vực này như: nút giao thông Mỹ Thủy, cầu Thời Đại nối Cát Lái - Thạnh Mỹ Lợi với khu đô thị mới Thủ Thiêm,… thì mới đây TPHCM đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện dự án Vành đai 3 với sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cùng nhiều Sở ngành với quyết tâm đến năm 2025 thông xe toàn tuyến và đến năm 2026 chính thức đưa vào vận hành thương mại.
Dự án Vành đai 3 khi hoàn thành có tác động mạnh mẽ đến giao thông TPHCM nói chung và khu vực Cát Lái nói riêng. Bởi, tại TPHCM dự án sẽ đi qua địa bàn khu Đông khi bắt đầu từ cầu Nhơn Trạch cách vị trí dự kiến xây cầu Cát Lái khoảng 5km, hướng về cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, sau đó đi về đường Tân Vạn và giao cắt QL1A (đoạn Xa lộ Hà Nội) ở ngã ba Tân Vạn. Dự án khi đưa vào sử dụng sẽ “chia lửa” với các tuyến đường vốn lâu nay có lưu lượng giao thông cao như Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống… Một dự án khác khi triển khai cũng có tác động mạnh mẽ đến giao thông khu vực Cát Lái là cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ. Khi dự án này triển khai chắc chắn sẽ góp phần giảm tải mạnh mẽ cho cảng Cát Lái.
Có thể nói, chưa bao giờ Chính phủ cũng như chính quyền TPHCM lại quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông như những năm gần đây. Trong những năm tới, TPHCM tiếp tục đầu tư mở rộng cho hàng loạt dự án giao thông trọng điểm khác. Đó là mở rộng đường Nguyễn Thị Định lên 8 làn xe; hoàn chỉnh nút giao thông Mỹ Thủy; mở rộng đường Võ Chí Công; mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 30m; nâng cấp đường Đồng Văn Cống; xây dựng đường Liên cảng Cát Lái - Phú Hữu,… Ngoài ra, từ nay đến năm 2025, chính quyền thành phố cũng ưu tiên khép kín đường Vành đai 2, trong đó có 2 đoạn qua TP Thủ Đức, giúp giảm áp lực giao thông cho các tuyến Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 1, tăng tính kết nối cho các cảng ở TP Thủ Đức, đặc biệt là cảng Cát Lái. Sở Giao thông Vận tải cũng đã xây dựng phương án kết nối từ cảng Cát Lái đến đường Vành đai 2. Dự án có chiều dài 1.552 km với 4 làn xe, chia làm 2 đoạn, đã được quy hoạch vào hệ thống đường hiện hữu của các khu dân cư 152 ha, 66 ha phía bắc cảng Cát Lái. Thêm một dự án giao thông quốc gia khác đang được trông chờ ở khu vực này là cầu Cát Lái.
Ông Bùi Hòa An - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM - cho biết: Xóa điểm nghẽn về giao thông khu vực Cát Lái là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành giao thông nói riêng và chính quyền TPHCM nói chung nhằm góp phần phát triển kinh tế, tạo đột phá cho phát triển không gian đô thị Cát Lái để kết nối với các đô thị trọng điểm của Vùng kinh tế khu vực phía Nam.
Hạ tầng góp phần thay đổi diện mạo đô thị
Theo TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ, kết nối giao thông là vấn đề “cốt lõi” để kinh tế vùng “tứ giác phát triển” TPHCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu chuyển dịch mạnh mẽ. Do đó, những dự án giao thông trọng điểm như Vành đai 3, Vành đai 4 hay cầu Cát Lái có ý nghĩa rất lớn trong thời gian tới. Từ năm 2013, Thủ tướng đã phê duyệt 17 đại đô thị trong khu vực này, nhưng đến nay vẫn chưa phát triển như mong đợi do không kết nối được.
Ví dụ, cây cầu nối TPHCM với Nhơn Trạch (Đồng Nai), nếu xây dựng sớm ngày nào thì đô thị và kinh tế - xã hội của hai địa phương sẽ phát triển nhanh ngày đó. Chính vì thế, giới chuyên gia kỳ vọng sẽ có một bước phát triển ngoạn mục cho khu Đông, đặc biệt là vùng đô thị cảng Cát Lái khi các dự án giao thông dần hoàn thiện trong thời gian tới. Những người dân sống trong khu vực này là những người hưởng lợi trực tiếp khi môi trường sống, đường xá đi lại được cải thiện, giá trị bất động sản được gia tăng.
. Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, sự đột phá hạ tầng sẽ là nền tảng để phát triển mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Riêng tại khu Đông, môi trường sống tại đây trong lành, thu hút nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới rót vốn đầu tư, kéo theo lượng người nhập cư, chuyên gia, công nhân liên tục gia tăng. “Chắc chắn việc hình thành các trung tâm tài chính, hành chính, công nghệ cao, sinh thái trong tương lai sẽ biến khu vực này trở thành một điểm sáng mới mẻ trong bức tranh thị trường bất động sản TP.HCM.”, ông Châu nói.
Minh chứng cho thấy, sau gần 2 năm thành lập TP Thủ Đức và tốc độ phát triển của hạ tầng giao thông khu vực, nhiều dự án bất động sản tại đây đã thiết lập mặt bằng giá mới. Đối với phân khúc căn hộ mức giá trung bình tại TP Thủ Đức đã tăng khoảng 23%, riêng căn hộ vị trí giáp sông, gần các tuyến hạ tầng trọng điểm tăng trung bình 30% - 50%, mức giá cao nhất khoảng 210 triệu đồng/m2.
Đơn cử, giá dự án căn hộ hiện nay tại phường Long Bình (thuộc Quận 9 cũ) dao động từ 75 - 80 triệu/m2, điển hình căn hộ Masteri Centre Point thuộc khu đô thị Vinhome Grand Park đang được giới thiệu 75 - 80 triệu/m2, Lumiere Boulevard dao động trong khoảng 77 triệu/m2; khu vực Thủ Thiêm đạt mức trần 176 - 210 triệu đồng/m2 với các dự án The River (176 triệu/m2), Empire City (185 - 193 triệu/m2), Metropole (từ 195 - 210 triệu/m2); chung cư khu An Phú đạt 85 - 115tr/m2 điển hình như Mozac (120 - 140 triệu/m2), Q2 Thảo Điền (140 - 238 triệu/m2), Masterise Lumiere (90 - 115 triệu/m2); Thạnh Mỹ Lợi sở hữu mức tăng lên đến 131% với đơn giá dao động 72 - 125tr/m2 tại các dự án Vista Verde (75 - 85 triệu/m2), Felizn Vista (82 - 99 triệu/m2), Diamond Island (82 - 102 triệu/m2).
Còn tại Cát Lái, 2 - 3 năm gần đây mức giá trần chỉ ở ngưỡng 60 - 70 triệu đồng/m2, tăng 93 - 118%, mặc dù nguồn cung căn hộ mới tại thị trường này khá khan hiếm. Mới đây, nguồn cung căn hộ tại Cát Lái được bổ sung thêm với dự án Salto Residence nằm trong khu đô thị PhoDong Village. Dự án do SCC làm chủ đầu tư, có mức giá dao động từ 59 triệu/m2 (khoảng 2,9 tỷ/căn). Được biết hiện nay, dự án đang áp dụng chính sách thanh toán linh hoạt chỉ 25% cho đến khi nhận thông báo bàn giao căn hộ và được ngân hàng Vietcombank chi nhánh TP.Thủ Đức hỗ trợ tài chính.
Trước tiềm lực hạ tầng kết nối, các chuyên gia cho rằng khu Đông đang có những quy hoạch phát triển thị trường địa ốc tương xứng, trở thành khu đô thị sáng tạo dẫn dắt kinh tế TPHCM. Theo đó, khu đô thị sáng tạo phía Đông hiện đang được quy hoạch thành nơi tập trung các khu công nghệ cao, khu chế xuất - khu công nghiệp và khu đô thị mới. Đồng thời, định hướng TP Thủ Đức là trung tâm logistics cho khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và vươn tầm ra khu vực. Trong đó, Cảng Cát Lái đảm nhiệm vị trí trung tâm cho các hoạt động logistics, kết nối với các trọng điểm sáng tạo, giàu tiềm năng phát triển kinh tế tại thành phố Thủ Đức và khu vực Bình Dương, Đồng Nai.