Đầu tiên là nhóm CP bao gồm: GEX, SCI, S99, MHC, STG, VIX. Đây là những doanh nghiệp có sở hữu chéo khá phức tạp.
Cụ thể, GEX kết phiên giảm 6,5%, SCI giảm 4,4%, S99 giảm 3,1%, MHC giảm 5%, STG giảm 6,4%, VIX giảm 5,4%.
Nhóm CP liên quan đến nhóm Louis Holdings cũng giảm sâu trước áp lực bán tháo từ các NĐT đang nắm giữ. Cụ thể, TGG giảm 6,85%, BII giảm 4,8%, VKC giảm 3,5%, SMT giảm 7,8%, HQC giảm 7%.
Nhóm CP lên quan đến đội lái của A7 cũng bị bán tháo và giảm mạnh trong phiên hôm nay như: DIG giảm 6,9%, CEO giảm 4,7%, NHA giảm 6,8%, L14 giảm 6,4%.
Phiên hôm nay, số lượng CP thuộc “hệ sinh thái” FLC được nhà đầu tư bắt đáy ở phiên giao dịch ngày 1-4 chính thức về tài khoản NĐT. Đây cũng là một phần lý do khiến cho nhóm CP này giảm mạnh trong phiên hôm nay.
Lệnh bán với nhóm 6 mã CP trên gồm: FLC, ROS, ART, KLF, HAI, AMD được đẩy lên bảng điện ngay từ những phút đầu của phiên sáng. Áp lực bán tháo được đẩy mạnh trong những phút kế tiếp khiến cho nhiều mã CP trong nhóm này bị nằm sàn như: FLC, ROS. Các mã còn lại dù không giảm sàn cũng giảm mạnh, như: AMD giảm 6,6%, KLF giảm 7%, ART giảm 7,9%, HAI giảm 6,8%.
Dù nhóm CP đầu cơ giảm mạnh nhưng VN Index trong phiên hôm nay nhận được lực đỡ từ nhóm CP có vốn hoá lớn, đặc biệt là nhóm CP ngân hàng. Thống kê 20/30 mã trong rổ VN30 tăng giá, trong đó có sự góp mặt của tất cả các mã CP nhà băng như: VPB, VCB, TPB, TCB, STB, MBB, HDB, ACB, CTG, BID.
Kết phiên hôm nay, VN Index đảo chiều tăng 2,87 điểm, tương đương 0,19%, lên 1.522,9 điểm. Dù tăng điểm nhưng số mã giảm của HoSE lại chiếm áp đảo với 279 mã, so với 173 mã tăng và 42 mã đứng giá.
Tuy nhiên, điểm nhấn trong phiên hôm nay đến từ sự cải thiện về mặt thanh khoản với 944 triệu CP khớp lệnh, tương đương giá trị giao dịch đạt 30.016 tỷ đồng.