Tuy nhiên, phương pháp này đôi lúc xuất hiện những tình huống dở khóc dở cười và khiến nhiều người nước ngoài bị stress bởi những câu hỏi “quá cao siêu”.
“Lớp học” cuối tuần
Cứ khoảng 8 giờ 30, 9 giờ sáng những ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, khu vực công viên 23-9 (quận 1, TPHCM) lại thu hút nhiều người yêu thích tiếng Anh, nhất là các bạn trẻ. Nơi đây được xem là “lớp học” tiếng Anh cuối tuần của các bạn và "giáo viên" là những khách du lịch nước ngoài.
Trên tay các bạn luôn có cuốn sổ tay, từ điển để sẵn sàng nghe đến đâu ghi chép hay tra từ ngay lúc đó. Cuối tuần qua, khi chúng tôi tới đây, có khoảng 6-7 nhóm đang ngồi rải rác ở các ghế đá, bãi cỏ. Tìm đến một nhóm bạn trẻ đang trò chuyện sôi nổi với một vài du khách, được biết các bạn là thành viên của group XoXo English House được thành lập khá lâu và cuối tuần thường đến đây tìm người nước ngoài trò chuyện nhằm tăng trình độ tiếng Anh của mình.
Bạn Thu Trang, thành viên group, cho biết: “Chúng em đến đây học từ hơn 6 tháng nay rồi. Các thành viên trong nhóm không phân biệt tuổi tác, giới tính, miễn là có chung sở thích học tiếng Anh”. Một điểm khá thú vị của nhóm XoXo English House là có sự chuẩn bị rất chu đáo. Những hình ảnh về trái cây, món ăn, con vật… được các bạn in ra giấy một cách cẩn thận và đẹp mắt, sau đó trò chuyện với người nước ngoài theo từng chủ đề.
“Thông thường, chúng em nói chuyện theo chủ đề sẽ dễ tìm hiểu hết được vốn từ vựng liên quan. Thêm nữa điều này sẽ chủ động được nội dung trong cuộc trò chuyện để “giáo viên” không bị mất hứng” - Trang chia sẻ thêm.
Các bạn trẻ chuẩn bị đa dạng đề tài để cuộc trò chuyện được thú vị hơn.
Kế bên, một nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Chủ nhật hàng tuần các bạn lại đón xe buýt từ Thủ Đức lên đây để học cùng nhau. Bạn Bảo, Trưởng nhóm, cho biết: “Ngoài học ở trường tụi em còn lập thành nhóm nhỏ học cùng nhau tại trường vào sáng thứ 7, sau đó sẽ lên đây giao tiếp với người nước ngoài ngày chủ nhật. Được trò chuyện trực tiếp như vậy là một cách học rất hay, giúp tụi em tăng cường vốn tiếng Anh rất nhanh, nhất là khả năng nghe, nói và phản ứng cũng lẹ hơn”.
Không chỉ Bảo, hầu hết các bạn ở đây đều có cùng quan điểm, nhiều người nghe tiếng Anh rất kém, thậm chí không dám nói vì sợ phát âm sai, nhưng chỉ sau vài tháng giao tiếp thực tế đã thay đổi một cách rõ rệt.
Theo kinh nghiệm, để việc học hiệu quả, người học cần chuẩn bị chủ đề để hướng buổi nói chuyện theo chủ đề đó. Cũng cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản như về du lịch, món ăn, địa danh… vì du khách đôi khi sẽ hỏi lại để tìm hiểu thêm về văn hóa, bản sắc. Ngoài ra, nhiều người nước ngoài sang đây làm việc cũng muốn học tiếng Việt, cũng nên tương tác đôi bên sao cho hiệu quả.
Ngoài việc cải thiện ngoại ngữ, các bạn còn làm quen được nhiều bạn bè nước ngoài, khi họ về nước rồi vẫn có thể liên lạc qua facebook, zalo, viber… thường xuyên. Chính vì việc đến đây vừa học vừa có thể giải trí lại biết thêm nhiều bạn bè, nên ngày càng thu hút nhiều người, đặc biệt là các bạn sinh viên. Dù chỉ xuất hiện gần đây, nhưng những hình ảnh các nhóm bạn trẻ gặp gỡ và trò chuyện cùng người nước ngoài đã như một đặc điểm riêng của công viên 23-9.
Ngoài việc cải thiện ngoại ngữ, các bạn còn làm quen được nhiều bạn bè nước ngoài, khi họ về nước rồi vẫn có thể liên lạc qua facebook, zalo, viber… thường xuyên. Chính vì việc đến đây vừa học vừa có thể giải trí lại biết thêm nhiều bạn bè, nên ngày càng thu hút nhiều người, đặc biệt là các bạn sinh viên. Dù chỉ xuất hiện gần đây, nhưng những hình ảnh các nhóm bạn trẻ gặp gỡ và trò chuyện cùng người nước ngoài đã như một đặc điểm riêng của công viên 23-9.
Người nước ngoài bị… stress vì hỏi khó
Tuy vậy, cũng có mặt trái, đó là trong lúc tìm người nước ngoài để giao lưu học ngoại ngữ, nhiều bạn trẻ đã thiếu lịch sự trong làm quen, thậm chí làm phiền khiến họ cảm thấy khó chịu khi đang cần sự yên tĩnh, thư giãn. Tôi từng chứng kiến cảnh một số bạn trẻ tỏ ra thiếu lịch sự với người nước ngoài trong cách tiếp cận.
Tuy vậy, cũng có mặt trái, đó là trong lúc tìm người nước ngoài để giao lưu học ngoại ngữ, nhiều bạn trẻ đã thiếu lịch sự trong làm quen, thậm chí làm phiền khiến họ cảm thấy khó chịu khi đang cần sự yên tĩnh, thư giãn. Tôi từng chứng kiến cảnh một số bạn trẻ tỏ ra thiếu lịch sự với người nước ngoài trong cách tiếp cận.
Như việc một du khách nước ngoài đang ngồi ghế đá đọc sách, có bạn sinh viên đến chào hỏi và ngỏ ý muốn nói chuyện. Vị du khách lịch sự chào lại và đưa cuốn sách lên ra ý đang đọc để khước từ. Thế nhưng bạn sinh viên đó không chịu đi mà cứ nán lại, thậm chí ngồi cạnh để chủ động nói chuyện. Điều này khiến vị khách không thoải mái đứng dậy chào và bỏ đi.
Các nhóm đến học không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, chỉ cần chung sở thích học tiếng Anh.
Có những tình huống dở khóc dở cười hơn, các bạn trẻ thiếu tôn trọng người nước ngoài trong cách xưng hô, lý do nhiều bạn không hề để ý đến sự khác biệt trong cách giao tiếp với người nước ngoài. Đó là chưa kể đến trường hợp có sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ giữa các nước hoặc giữa các vùng miền trong một nước.
Không ít bạn trẻ Việt Nam khiến người nước ngoài bối rối khi hỏi những câu hóc búa mà họ không biết, thậm chí chưa hề nghe lần nào. Điều đáng nói là khi người nghe không hiểu và đang “vò đầu bứt tóc” vì chưa tìm ra cách trả lời, các bạn lại quá tham hỏi dồn dập cho thỏa mãn mục đích của mình.
Barbara, một du khách đến từ Australia, cho biết cô từng không biết phải làm thế nào khi các bạn sinh viên hỏi về chuyện gia đình mình: “Quả thực tôi không muốn chia sẻ về chuyện gia đình của mình vì nó không mấy vui. Nên có khi một số bạn cố gắng hỏi thêm tôi đành chọn cách chào tạm biệt và bỏ đi”.
Barbara, một du khách đến từ Australia, cho biết cô từng không biết phải làm thế nào khi các bạn sinh viên hỏi về chuyện gia đình mình: “Quả thực tôi không muốn chia sẻ về chuyện gia đình của mình vì nó không mấy vui. Nên có khi một số bạn cố gắng hỏi thêm tôi đành chọn cách chào tạm biệt và bỏ đi”.
Cô Lê Huyền Tâm, ngụ quận 1, hay tập thể dục tại công viên 23/9, chia sẻ thêm: “Nhiều lần thấy khách nước ngoài bị bủa vây tứ phía thật tội, vì các bạn trẻ thấy người nước ngoài là tức tốc chạy tới hỏi đủ kiểu mà không quan sát hay tìm hiểu xem họ có nhu cầu giao tiếp, hoặc thích hay không. Ngay cả tôi đứng ngoài nhìn cũng thấy cảm giác không thoải mái”.
Cô Tâm cho rằng người nước ngoài ngoài giờ làm việc họ cũng cần thời gian, không gian yên tĩnh, nên dù có muốn các bạn trẻ, nhất là sinh viên cũng nên tế nhị và tôn trọng họ nhiều hơn.
Việc học ngoại ngữ bằng cách giao tiếp với người nước ngoài ở công viên chứng tỏ các bạn trẻ rất chịu khó và chủ động học hỏi. Tuy nhiên, trước tiên cần quan sát xem du khách có cởi mở, có thời gian dành cho mình hay không. Sau đó hãy đến gần chào hỏi, mở lời lịch sự bởi người nước ngoài khá thẳng thắn, họ có thể từ chối, không nên nài nỉ hay làm khó nữa.
Việc học ngoại ngữ bằng cách giao tiếp với người nước ngoài ở công viên chứng tỏ các bạn trẻ rất chịu khó và chủ động học hỏi. Tuy nhiên, trước tiên cần quan sát xem du khách có cởi mở, có thời gian dành cho mình hay không. Sau đó hãy đến gần chào hỏi, mở lời lịch sự bởi người nước ngoài khá thẳng thắn, họ có thể từ chối, không nên nài nỉ hay làm khó nữa.
Với bất cứ ai, ấn tượng lần đầu gặp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những lần chạm mặt tiếp theo và cả với những người có cùng nơi đến hay hoàn cảnh giống mình, do đó, các bạn trẻ nên giữ thái độ nhẹ nhàng và tôn trọng người khác trước sẽ giúp thuận lợi cho giao tiếp về sau.