Nếu được triển khai đây sẽ là đoạn đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng hoàn toàn bằng nguồn vốn tư nhân. Tại TPHCM, UBND TP cũng đã chấp thuận cho Vingroup nghiên cứu điều chỉnh 8 đồ án quy hoạch chỉnh trang đô thị bờ Nam Kênh Đôi, di dời và tái định cư các hộ dân sống trên và ven kênh rạch trên địa bàn quận 8.
Điều này cho thấy nhu cầu của Hà Nội và TPHCM về hạ tầng giao thông rất lớn, trong khi ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 20%. Do vậy, nếu xã hội hóa (XHH) được nguồn lực như các khoản đầu tư của Vingroup, 2 TP lớn nhất nước này sẽ có khả năng nâng cấp hạ tầng giao thông một cách mạnh mẽ.
Riêng TPHCM tổng số vốn cho các dự án thuộc 7 chương trình đột phá giai đoạn 2017-2020 ước tính lên đến 300.000 tỷ đồng, trong khi khả năng cân đối từ nguồn ngân sách chỉ được khoảng 164.000 tỷ đồng, hơn 128.700 tỷ đồng còn lại phải tự lo. Trong khi đó, TP lại bị cắt giảm 5% tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại giai đoạn này. Theo tính toán, 1% ngân sách TPHCM những năm gần đây khoảng 17.000 tỷ đồng, nếu giảm 5% TP sẽ mất 80.000 tỷ đồng/năm. Vấn đề đặt ra là ngân sách bị cắt giảm nhưng không thể cắt giảm đầu tư phát triển.
Bởi lẽ TPHCM đang giữ vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, muốn phát triển xứng tầm phải có đầu tư tương xứng. Vì thế, để chủ động nguồn vốn cho phát triển, ngoài những kiến nghị Chính phủ chấp thuận cho TP cơ chế đặc thù về phân cấp nguồn thu phù hợp với quy mô đô thị lớn nhất nước, bản thân TPHCM cần có sự đột phá trong cơ chế để có thể huy động nguồn lực toàn xã hội vào công cuộc phát triển.
Để thực hiện nhiệm vụ này, TP cần hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tham gia; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên các lĩnh vực như xây dựng nhà ở xã hội, tái định cư, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông, giảm ngập, cấp nước…
Để thực hiện nhiệm vụ này, TP cần hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tham gia; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên các lĩnh vực như xây dựng nhà ở xã hội, tái định cư, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông, giảm ngập, cấp nước…
Hiện TP đang tập trung xây dựng cơ chế XHH nhiều cấp độ ở các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa và đầu tư hạ tầng, trước mắt đã XHH cấp độ thấp như thí điểm hợp tác công tư (PPP) trong vận hành trạm y tế phường 11, quận 3; sau đó tiến tới góp vốn ở cấp độ cao là tư nhân hóa hoàn toàn, như trường hợp của Vingroup đề xuất…
Được biết, TP đang hợp tác với một tập đoàn tài chính xây dựng trung tâm tài chính nhằm huy động nguồn vốn xã hội. Trước mắt, tập đoàn tài chính này đang xúc tiến để thu hút nguồn vốn cho tuyến metro TPHCM - Bình Dương.
Được biết, TP đang hợp tác với một tập đoàn tài chính xây dựng trung tâm tài chính nhằm huy động nguồn vốn xã hội. Trước mắt, tập đoàn tài chính này đang xúc tiến để thu hút nguồn vốn cho tuyến metro TPHCM - Bình Dương.
Bên cạnh đó, quỹ đất đô thị của TP như “con gà đẻ trứng vàng” cần được sử dụng như một nguồn lực để phát triển; tận dụng các doanh nghiệp nhà nước hay các công ty đầu tư làm “vốn mồi” để huy động các nguồn lực khác. Làm sao để 1 đồng vốn ngân sách bỏ ra phải thu hút tối thiểu 11 đồng vốn xã hội, thậm chí phải phấn đấu thu hút được 15 đồng vốn xã hội.
Để thu hút được nguồn vốn đầu tư xã hội, trước hết phải xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất, hiệu quả nhất, phải thực thi công vụ tốt. Trong quá trình kêu gọi XHH, phải thống nhất nguyên tắc những công trình, dự án nào doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể làm thì Nhà nước sẽ không đầu tư. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào những lĩnh vực nào chưa thu hút được nguồn vốn từ xã hội, để làm sao khai thác tối đa nguồn lực xã hội tham gia phát triển kinh tế - xã hội chung.
Để thu hút được nguồn vốn đầu tư xã hội, trước hết phải xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất, hiệu quả nhất, phải thực thi công vụ tốt. Trong quá trình kêu gọi XHH, phải thống nhất nguyên tắc những công trình, dự án nào doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể làm thì Nhà nước sẽ không đầu tư. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào những lĩnh vực nào chưa thu hút được nguồn vốn từ xã hội, để làm sao khai thác tối đa nguồn lực xã hội tham gia phát triển kinh tế - xã hội chung.
Và để huy động và quản lý các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đầu tư vào các dự án cần có cơ chế kiểm soát chất lượng công trình, chống thất thoát, lãng phí, tránh đội giá trong các dự án trọng điểm. Tiêu chuẩn chất lượng các công trình phải được coi trọng và đặt lên hàng đầu.