Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Còn nhiều tồn tại khi kiểm tra liên ngành

(ĐTTCO)-Theo Phó Tổng cục trưởng Thủy sản, vẫn còn những tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu của EC như tàu cá vẫn vi phạm ở vùng biển nước ngoài; đây là vấn đề đầu tiên EC xem xét có gỡ "thẻ vàng" hay không?
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Còn nhiều tồn tại khi kiểm tra liên ngành

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chiều 3/10 tại Hà Nội, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) mới đây, Bộ đã tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành tại Thành phố Hồ Chí Minh và Khánh Hòa.

Thời gian tới, Đoàn liên ngành tiếp tục kiểm tra tại Hải Phòng và Quảng Ninh.

Qua kiểm tra tại Thành phố Hồ Chí Minh và Khánh Hòa, ông Nguyễn Quang Hùng cho biết cơ bản các nội dung khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) các địa phương đã triển khai tương đối tốt. Tuy nhiên, các địa phương vẫn còn những tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu của EC.

Nội dung kiểm tra chủ yếu tại các cảng cá, nguồn nguyên liệu nhập khẩu tại các cảng, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác từ trên biển đến nhà máy và xuất khẩu.

Qua kiểm tra cho thấy các địa phương vẫn còn tồn tại như phải rà soát lại toàn bộ việc quản lý, theo dõi tàu cá, đăng ký đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác, kiểm soát tàu ra vào cảng cần chặt chẽ hơn, hồ sơ liên quan đến truy xuất nguồn gốc từ sổ nhật ký khai thác, biên bản bốc dỡ tại cảng, việc xác nhận, chứng nhận làm sao đảm bảo tính logic. Đoàn đã kiểm tra và hướng dẫn kỹ thuật rất chi tiết cho 2 tỉnh, thành trên.

Theo ông Nguyễn Quang Hùng, vẫn còn những tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu của EC. Điển hình là tàu cá vẫn còn vi phạm ở vùng biển nước ngoài. Đây là vấn đề đầu tiên EC sẽ xem xét có gỡ "thẻ vàng" được hay không?

Bên cạnh đó, việc quản lý tàu cá, cập nhật lên Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase), nhiều tỉnh vẫn chưa cập nhật đầy đủ. Việc kiểm soát sản lượng lên bến mới được 20-30%. Nhật ký khai thác mới đạt 45% so với yêu cầu.

Chỉ ra một số nguyên nhân, ông Nguyễn Quang Hùng cho biết vai trò của địa phương, đặc biệt là thủ trưởng, chủ tịch tỉnh, người đứng đầu các đơn vị cần quyết liệt hơn nữa. Bên cạnh đó còn yếu tố khách quan là một số cơ sở hạ tầng cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu để kiểm soát nghề cá hiện đại, thời gian tới cần tiếp tục đầu tư cho hạ tầng cảng cá.

Ngoài ra, nguồn nhân lực cho kiểm soát IUU rất mỏng, đặc biệt là cán bộ liên quan đến khai thác. Cho nên, lực lượng để triển khai ở các địa phương cũng rất hạn chế. Các địa phương chưa quan tâm đến đúng mức đến việc đầu tư trang thiết bị cho cán bộ tại cảng.

"Nguyên nhân chủ quan, cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu ở các địa phương như giám đốc sở nông nghiệp, chi cục trưởng, trưởng ban quản lý các cảng cá… đồng thời tiếp tục tuyên truyền các quy định pháp luật tới ngư dân để tiến tới khắc phục "thẻ vàng" IUU," ông Nguyễn Quang Hùng chỉ ra.

Ông Nguyễn Quang Hùng cho biết dự kiến Đoàn kiểm tra của EC sẽ sang kiểm tra trực tiếp tại Việt Nam từ ngày 19-28/10 tới. Dự kiến Đoàn sẽ kiểm tra rất kỹ tại địa phương. Vì vừa qua, EC đánh giá việc hoàn thiện khung pháp lý, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành tương đối tốt. Vấn đề hiện nay là việc tổ chức thực hiện tại địa phương.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp thuế ít nhất 45 ngày để đàm phán

Đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp thuế ít nhất 45 ngày để đàm phán

(ĐTTCO) - Tối 7-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành tại trụ sở Chính phủ nhằm cập nhật tình hình và thảo luận giải pháp trước việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng với hàng hóa từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 

Ngày 13-3 theo giờ địa phương, tại trụ sở Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ ở thủ đô Washington D.C, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chứng kiến Lễ ký thỏa thuận thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Mỹ.

Đối thoại để đạt thỏa thuận về thuế với Mỹ

(ĐTTCO) - GS.TS VŨ MINH KHƯƠNG, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đàm phán, vì mức thuế này còn là công cụ thúc đẩy đối thoại thương mại.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đoàn doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) do Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc USABC Ted Osius, nguyên Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Đàm phán là giải pháp tối ưu cho quan hệ Việt - Mỹ

(ĐTTCO) - Việt Nam đã thể hiện mình là một đối tác tin cậy và “hiểu chuyện”, khi chúng ta không muốn làm căng thẳng vấn đề thương mại với Mỹ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa đang xuất hiện những rạn nứt.

Sản xuất công nghiệp quý I khởi sắc

Sản xuất công nghiệp quý I khởi sắc

(ĐTTCO) - Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.

Vì sao Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam?

Vì sao Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam?

(ĐTTCO) - Không có lý thuyết kinh tế, đạo lý hay mô hình gì về thâm hụt thương mại của Mỹ với thế giới. Đơn giản, Mỹ chỉ xem thế giới như một cái “chợ khổng lồ”, với cán cân thương mại giữa Mỹ và quốc gia khác.

Máy bay Trung Quốc C919 tại Sân bay quốc tế Vân Đồn. Ảnh: COMAC.

Bộ Xây dựng bổ sung máy bay Trung Quốc và Anh đủ tiêu chuẩn nhập khẩu

(ĐTTCO) - Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2011 ban hành Bộ Quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, tạo điều kiện cho máy bay Trung Quốc sản xuất được nhập khẩu vào Việt Nam. 

ĐBSCL phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ĐBSCL phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

(ĐTTCO)-Cùng với tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khoa học kỹ thuật và công nghệ, “nguồn vốn con người” được coi là yếu tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.