Quy định này nếu được áp dụng sẽ giảm áp lực cho các NHTM trong thời gian tới. Nhưng đây chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài ngành NH rất cần sự hỗ trợ từ thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư để giảm bớt gánh nặng cung ứng vốn.
Nỗ lực đáp ứng quy định
Để giúp hệ thống NH phát triển đúng hướng, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm đưa ra các giải pháp để giải quyết đồng bộ vấn đề thị trường vốn trung, dài hạn thay vì đặt hết lên vai NHTM. |
Trong khi đó, tại một số NH, tỷ lệ này cao sát mức trần quy định 50%. Tính riêng nhóm NHTMCP, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay này tăng mạnh từ 36,9% lên 41,45% vào cuối quý III-2016, vượt quá tỷ lệ tối đa 40% sẽ áp dụng kể từ đầu năm 2018. Tuy nhiên, đến tháng 6-2017, theo thống kê của NHNN, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của toàn hệ thống đã giảm xuống còn 32,7%.
Tỷ lệ này tại nhóm NHTM có vốn nhà nước là 36,51% và tại nhóm NHTMCP 36,26%. Trong báo cáo mới đây, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia ước tính đến hết tháng 9-2017, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn bình quân của hệ thống TCTD khoảng 33,4%, giảm nhẹ so với cuối năm 2016.
Sở dĩ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có sự cải thiện, vì từ giữa năm 2016 đến nay phát hành trái phiếu đã được các NHTM ưu tiên lựa chọn. Bên cạnh đó, các NH cũng dịch chuyển xu hướng huy động vốn bằng cách điều chỉnh lãi suất. Hiện lãi suất huy động vốn ngắn hạn tại các NH được áp dụng thấp hơn 0,1-0,2% so với mức trần 5,5%/năm.
Ngoài Vietcombank áp dụng lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,5%/năm - thấp nhất hệ thống - lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài tại các NH khác đều ở mức hấp dẫn. Tại VietinBank, gửi từ 12-60 tháng được áp dụng lãi suất 6,8-7%/năm, trong khi BIDV 6,8-6,9%/năm. Tại các NHTMCP, lãi suất kỳ hạn 12 tháng phổ biến ở mức 6,4-7,2%/năm, trên 12 tháng 7,3-8%/năm.
Tiếp tục gỡ bớt áp lực nguồn vốn
Tiếp tục gỡ bớt áp lực nguồn vốn
Việc các NH rầm rộ dịch chuyển xu hướng huy động và cho vay trong thời gian qua nhằm đáp ứng quy định của Thông tư 06 về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn năm 2017, được áp dụng tối đa 50% và sẽ giảm về 40% từ đầu năm 2018. Tuy nhiên, điều này tác động không nhỏ đến mặt bằng lãi suất thời gian qua vì các NH phải tăng lãi suất kỳ hạn dài để hút vốn. Hơn nữa, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại một số TCTD vẫn còn cao sát mức trần quy định 50% tại Thông tư 06, nên áp lực cân đối nguồn vốn vẫn còn rất lớn.
Tại một hội nghị diễn ra vào tháng 5 vừa qua, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm khoảng 53% tổng dư nợ tín dụng, trong khi nguồn vốn huy động trung, dài hạn toàn hệ thống TCTD chỉ chiếm khoảng 15%, đang tạo sức ép và rủi ro chênh lệch kỳ hạn cho hệ thống NH. Tuy nhiên, để tạo nguồn vốn đầu tư, NHNN đang cho phép các TCTD sử dụng tối đa 50% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, trong khi lẽ ra vốn đầu tư trung, dài hạn của doanh nghiệp phải được huy động từ thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Theo lộ trình, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn tối đa trong năm 2017 là 50% và đầu năm 2018 là 40%. Nhưng do các thị trường này chưa phát triển, vốn cung ứng cho nền kinh tế vẫn chủ yếu thực hiện qua hệ thống NH, nên NHNN sẽ đánh giá diễn biến chính sách tiền tệ để xem xét điều chỉnh lại tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn phù hợp hơn với thực tế nhằm giảm bớt áp lực cho các NHTM.
Thực tế để giảm áp lực cho các NHTM, đến tháng 8-2017, NHNN đã đưa ra dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 36/2014, với quyết định giãn lộ trình áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, từ ngày 1-1 đến hết ngày 31-12-2018, tỷ lệ này tại NH, chi nhánh NH nước ngoài 45%; từ ngày 1-1-2019 tỷ lệ này là 40%.
Thị trường vốn hiện nay đang bị khập khiễng vốn ngắn cho vay dài.
Cần thêm thị trường khác hỗ trợ NHTM
Hiện nay ở các nước, NHTM chỉ cấp tín dụng ngắn hạn, doanh nghiệp cần vốn trung và dài hạn phải huy động qua thị trường chứng khoán, các công ty đầu tư, các quỹ đầu tư, các quỹ về bảo hiểm. Nhưng tại Việt Nam, NHTM phải gánh trên vai nhiệm vụ cấp vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và kể cả vốn cho ngân sách như trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, tâm lý của người gửi tiền tại Việt Nam thường thích gửi kỳ hạn ngắn để linh hoạt đồng vốn, dễ dàng rút tiền ra để đầu tư vào các kênh khác khi có cơ hội sinh lời cao.
Do đó, hơn 1 năm qua, để dịch chuyển nguồn tiền gửi từ ngắn hạn sang trung và dài hạn, các NHTM đã phải áp dụng nhiều kế sách như phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi với lãi suất rất cao 8,2-8,8%/năm. Tính chung 9 tháng, phát hành giấy tờ có giá của các TCTD ước tăng 18,6%. Song song đó là những “chiêu” hút vốn như tặng quà, cộng thêm lãi suất cho khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài.
Dù vậy, tốc độ huy động của các NH vẫn chậm hơn so với năm trước. Huy động vốn 9 tháng năm 2017 chỉ tăng trưởng khoảng 11,2% so với cuối năm 2016, trong khi cùng kỳ năm trước tăng đến 14,1%.
Ngược lại, tỷ lệ tín dụng/huy động (LDR) bình quân của hệ thống đã tăng đạt khoảng 87,2%, so với năm 2016 chỉ 85,6%. Với diễn biến đó, nếu giãn lộ trình áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn cho năm 2018, ngành NH sẽ giảm được áp lực trong việc cung ứng vốn. Tuy nhiên điều này làm cho chính sách của NHNN tiếp tục thiếu sự ổn định, ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định về tỷ lệ an toàn vốn của ngành NH.