Không có áp lực phá giá VNĐ

Thị trường vừa có một đợt biến động tỷ giá mạnh khi đồng USD đạt mức cao nhất trong 12 năm qua so với rổ tiền tệ, khiến hàng loạt NH trên thế giới phải phá giá đồng nội tệ. Biến động của tỷ giá cho thấy kỳ vọng sẽ phá giá VNĐ trên thị trường. Ngày 25-3 vừa qua, NHNN đã khẳng định tỷ giá tăng do yếu tố tâm lý trước xu hướng tăng giá mạnh của USD trên thị trường thế giới và sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá ổn định trong biên độ đề ra. Xung quanh quyết định của NHNN và vấn đề có nên phá giá VNĐ hay không, báo ĐTTC đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.

Thị trường vừa có một đợt biến động tỷ giá mạnh khi đồng USD đạt mức cao nhất trong 12 năm qua so với rổ tiền tệ, khiến hàng loạt NH trên thế giới phải phá giá đồng nội tệ. Biến động của tỷ giá cho thấy kỳ vọng sẽ phá giá VNĐ trên thị trường. Ngày 25-3 vừa qua, NHNN đã khẳng định tỷ giá tăng do yếu tố tâm lý trước xu hướng tăng giá mạnh của USD trên thị trường thế giới và sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá ổn định trong biên độ đề ra. Xung quanh quyết định của NHNN và vấn đề có nên phá giá VNĐ hay không, báo ĐTTC đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.

PHÓNG VIÊN: - Thưa ông, việc NHNN giữ ổn định tỷ giá với biên độ 1-2% trong khi một số đồng tiền khác trên thế giới chủ động giảm giá cho thấy VNĐ đã tăng giá so với một số ngoại tệ, đơn cử như VNĐ đã tăng 20% so với EUR. Vậy theo ông VNĐ đang có lợi hay có nên phá giá?

Tôi cho rằng trong năm 2015 vẫn phải tập trung, duy trì ổn định tỷ giá ở mức như NHNN đã thông báo để DN tính toán làm ăn trong năm 2015, không nên có sự thay đổi gây tâm lý bất an cho các DN.

TS. TRẦN DU LỊCH: - Tôi cho rằng quan điểm của NHNN giữ ổn định tỷ giá theo định hướng trong năm 2015 với biên độ điều chỉnh khoảng 1-2% là phù hợp. Đầu năm nay, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá 1% có nghĩa là trong năm 2015 nếu có điều chỉnh cũng chỉ điều chỉnh 1% nữa.

Đây là một cách tính toán thực hiện theo mục tiêu ổn định tỷ giá để bảo đảm giữ ổn định kinh tế vĩ mô và cũng là một trong những vấn đề trong nhiều năm qua chúng ta cố gắng phấn đấu. NHNN đeo bám mục tiêu ổn định tỷ giá là phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội cũng như chủ trương điều hành của Chính phủ.

Quan điểm của NHNN cũng phù hợp với ý kiến của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia họp vào ngày 24-3 vừa rồi. Tại cuộc họp, đa số ý kiến cho rằng cân nhắc trên nhiều mặt, kể cả cân nhắc việc tăng giá của đồng USD so với đồng EUR, đồng yen và kể cả cân nhắc thực trạng nợ tính bằng USD… và đa số thành viên thống nhất giữ ổn định tỷ giá có lợi hơn điều chỉnh tỷ giá vượt ngưỡng mức NHNN đã thông báo.

Thật sự khi đồng EUR từ đầu năm đến nay đã mất giá so với USD, chúng ta cũng phải xem xét cả việc xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực đồng EUR. Nếu như những hợp đồng xuất khẩu đó được cam kết dựa trên đồng USD có thể khó khăn cho những doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, bởi hàng Việt Nam xuất sang khu vực đồng EUR sẽ đắt. Tuy nhiên, các tính toán chung hiện cũng chưa thấy được việc ổn định tỷ giá làm giảm đi khả năng xuất khẩu sang khu vực đồng EUR. Vì vậy nhu cầu, điều kiện phải định lại tỷ giá VNĐ theo sự mất giá của đồng EUR hoặc đồng yen là không cần thiết.

Hơn nữa, theo các nghiên cứu, trừ khu vực đồng EUR và đồng yen, những đồng tiền khu vực châu Á, kể cả khu vực Đông Nam Á cũng không mất giá khi đeo theo USD. Vì vậy, sự mất giá của đồng EUR hay đồng yen không phải là phổ biến so với tất cả các đồng tiền khác, nên cũng không có cơ sở để Việt Nam phải phá giá VNĐ cho phù hợp với các đồng tiền khác.

- Nói như vậy phá giá sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu nhưng thực tế không giúp nhiều cho các DN Việt Nam. Nhưng hệ lụy của nó là hàng nhập khẩu tăng giá, ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu, do DN Việt Nam chủ yếu nhập nguyên liệu làm hàng xuất khẩu?

- Đúng vậy. Theo tính toán các chuyên gia, nếu VNĐ phá giá 1% cũng không có tác động gì đến vấn đề khuyến khích xuất khẩu. Thậm chí nhiều chuyên gia đã tính toán, nếu phá giá VNĐ ở mức 5% cũng chưa có tác động lớn. Vì vậy, nói rằng phá giá để khuyến khích xuất khẩu nhưng nếu phá giá 1-2% cũng không có tác động đến xuất khẩu, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam lại là hàng gia công nguyên liệu rất lớn cũng không tạo ra tác động hai chiều.

Đồng thời, các tính toán cho thấy nếu đặt vấn đề phá giá vài % để khuyến khích xuất khẩu không có tác động đáng kể, mà ngược lại còn tác động tiêu cực về tâm lý rất lớn khi VNĐ phá giá. Cho nên quan điểm bây giờ phá giá VNĐ để hỗ trợ xuất khẩu ở mức vài % cũng không có cơ sở.

- Ông phân tích thiệt hơn thế nào khi các khoản vay của Việt Nam 80% là vay bằng USD, do vậy nếu cứ tăng 1% tỷ giá nợ công của Việt Nam sẽ tăng thêm trên 10.000 tỷ đồng?

- Nợ quốc gia gồm có nợ Chính phủ và nợ DN bằng ngoại tệ. Chắc chắn rằng khi phá giá VNĐ nợ tính bằng VNĐ sẽ tăng rất lớn. Đây là điểm phải cân nhắc rất kỹ. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là chúng ta cần phải có một tính toán dài hạn hơn về phương diện tỷ giá đặt trong mối quan hệ xuất khẩu với vấn đề khuyến khích nội địa hóa, khuyến khích sản phẩm nông nghiệp; vấn đề giải quyết bài toán nợ quốc gia trên một tổng thể dài hạn hơn để xử lý bài toán tỷ giá chứ không nên theo kiểu “ăn đong” như hiện nay.

Đây là vấn đề mà tôi nghĩ rằng Chính phủ phải nghiên cứu một lộ trình tính toán. Tôi nói lại, đặt vấn đề tỷ giá, giá trị đồng tiền Việt Nam trên một rổ ngoại tệ hoặc so với đồng USD trên một chương trình dài hạn hơn trong nhiều năm cần có lộ trình và giải quyết trong mối quan hệ với xuất khẩu, với nội địa hóa, với giải quyết bài toán về nợ chúng ta phải tính toán từ bây giờ. Còn trong tình hình hiện nay, khi chưa tính toán kỹ như vậy chúng ta không nên đặt vấn đề phá giá.

USD lên giá nhưng chưa đến thời điểm phá giá VNĐ. Ảnh LONG THANH

USD lên giá nhưng chưa đến thời điểm phá giá VNĐ. Ảnh LONG THANH

- Trở lại vấn đề tỷ giá biến động mạnh trong thời gian qua, theo quan điểm của NHNN cho rằng đó là do yếu tố tâm lý khi đồng USD tăng giá so với một số đồng tiền chủ chốt khác. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Tôi cho rằng vấn đề tỷ giá biến động mạnh trong thời gian qua có yếu tố tâm lý, bởi trong 3 tháng đầu năm mặc dù nhập siêu gần 1,8 tỷ USD nhưng cán cân thanh toán quốc tế vẫn thừa, vẫn đạt 2,8-3 tỷ USD. Có nghĩa là trong tình hình hiện nay cung cầu ngoại tệ không còn áp lực nào để gây biến động, tạo ra thị trường đen… nên NHNN vẫn cho rằng họ đủ năng lực để định hướng tỷ giá trong khuôn khổ, biên độ đã định.

Thống đốc NHNN cũng đã khẳng định điều này và tôi tin rằng có khả năng làm được. Chúng ta không có áp lực nào do cung cầu ngoại tệ mà phải thay đổi về tỷ giá. Đây là vấn đề mà NHNN cũng đã trả lời dứt khoát.

Dĩ nhiên, thực sự một số DN xuất khẩu sang châu Âu, khu vực đồng EUR nếu cam kết hợp đồng xuất khẩu tính bằng USD có gặp khó khăn, hoặc là một số sản phẩm về nông nghiệp hay tỷ lệ nội địa hóa cao, với mức tỷ giá hiện nay không thuận lợi lắm. Nhưng trong bối cảnh chung cân nhắc trên nhiều lĩnh vực vì chính sách nào cũng có điều lợi và bất lợi, phải nhìn vào cái lợi nhiều hơn khi thực thi chính sách. Thực tế không thể nào thỏa mãn với mọi DN, mọi thị trường xuất khẩu. Tầm nhìn vĩ mô là như vậy.

- Xin cảm ơn ông.

Các tin khác