Kiểm soát chặt chất lượng hàng hóa cuối năm

(ĐTTCO) - Xác định quản lý và bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) cho người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, nhất là trong mùa kinh doanh cuối năm nên các ngành chức năng của TPHCM đã quán triệt doanh nghiệp, điểm kinh doanh bán hàng phải đảm bảo rõ nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.
Người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm ở các kênh bán hàng uy tín.
Người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm ở các kênh bán hàng uy tín.

Tăng cường các đoàn kiểm tra

Theo Sở Công thương TPHCM, hoạt động kinh doanh hàng hóa thời điểm cuối năm sẽ nhộn nhịp hơn và cũng là lúc các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng lợi dụng trà trộn để trục lợi. Chính vì thế, để đảm bảo ATTP từ thời điểm này đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các cơ quan chức năng của TP sẽ tăng cường công tác kiểm tra tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống, nhà hàng, trường học trên địa bàn. 

Mở đầu cho chiến dịch kiểm soát an toàn hàng hóa cuối năm, cuối tháng 10 vừa qua Ban Văn hóa xã hội HĐND TPHCM đã thực hiện kiểm tra tại các chợ có lượng hàng kinh doanh lớn như Bình Điền, Hóc Môn… 

Qua làm việc, các ban quản lý chợ cho biết, các mặt hàng kinh doanh tại chợ đều được ban quản lý chợ và tiểu thương giám sát chặt chẽ thông qua sổ sách, hóa đơn mua bán, đối với những trường hợp vi phạm đều bị xử lý nghiêm. Ngoài kiểm tra sổ sách, ban quản lý các chợ còn tăng cường giám sát và tổ chức tuyên truyền để người kinh doanh nâng cao nhận thức về ATTP, nhờ vậy tình hình vi phạm đã được giảm mạnh. Các ban quản lý chợ cũng cho biết, từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giám sát, tuyên truyền liên tục đến người kinh doanh về ATTP và sẽ xử lý nghiêm những người vi phạm. 

Cùng với đó, thực hiện chỉ đạo từ Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường TPHCM sẽ có các hoạt động kiểm soát chặt chẽ những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, nước giải khát… nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng trên địa bàn. Đặc biệt, liên quan đến hàng hóa tết, Phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương TPHCM) cho biết, đã chỉ đạo trưởng ban quản lý các chợ truyền thống quán triệt tiểu thương, người kinh doanh cam kết 100% không kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc.

Hiện lượng hàng hóa nhập về 3 chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức bình quân trên 9.000 tấn/ngày, chủ yếu là các mặt hàng nông sản, rau củ quả, thịt gia súc, thủy hải sản. Dự kiến, vào thời điểm cận tết, lượng hàng nhập về các chợ này tăng khoảng 80% so với ngày thường, lên đến 15.000 - 16.000 tấn/ngày.

Do đó việc kiểm soát chặt nguồn gốc xuất xứ rất quan trọng nhằm đảm bảo ATTP cho người dân trên địa bàn. Hiện tại, các chợ đã được chỉ đạo phải tăng cường kiểm tra, theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập; tình hình giá cả hàng hóa tại nguồn và về chợ; nắm bắt tình hình kinh doanh, kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng của thương nhân trong chợ. 

Về phía Sở Công thương, sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu, chủ động có phương án hoặc đề xuất với các bộ/ngành có liên quan biện pháp nhằm ổn định thị trường. Đặc biệt, sở còn phối hợp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, tổ chức các chương trình bán hàng tết, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường kết hợp hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Nói “không” với sản phẩm kém an toàn

Việc đảm bảo ATTP cho hơn 10 triệu người tiêu dùng ở TPHCM là điều không dễ dàng, vì vậy theo các cơ quan chức năng, việc cần làm ngay là khẩn trương xây dựng ý thức cộng đồng về ATTP. Bởi lẽ, khi người tiêu dùng từ chối sử dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng thì chắc chắn những sản phẩm này sẽ không còn “đất sống”. 

Là địa phương có lượng lớn thực phẩm, nông sản cung ứng cho TPHCM, bà Châu Thị Lệ, Phó Giám đốc Sở Công thương Long An, thừa nhận, mặc dù ngành chức năng tỉnh này đã có tuyên truyền, thực hiện nhiều hoạt động đảm bảo ATTP cho các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong tỉnh song hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng TPHCM có phản hồi, không sử dụng các sản phẩm không an toàn, không đủ tiêu chuẩn thì lập tức các nhà sản xuất đã phải chủ động thay đổi. 

Điều này cho thấy, muốn đảm bảo ATTP thì nền tảng căn bản vẫn phải là huy động được mọi thành phần trong cộng đồng chung tay hành động vì ATTP. Vì thế, thời gian tới các ngành chức năng TPHCM sẽ thực hiện nhiều hơn việc tuyên truyền, vận động, giám sát bảo đảm ATTP trên địa bàn. Khuyến cáo người tiêu dùng nên mua hàng hóa ở những kênh có uy tín và nói không với những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không mua những loại thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu…

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

TPHCM: Xây dựng xã Kim Long gắn với thế mạnh du lịch sinh thái

TPHCM: Xây dựng xã Kim Long gắn với thế mạnh du lịch sinh thái

(ĐTTCO) - Trong nhiệm kỳ mới, Chi bộ UBND xã Kim Long đề ra 9 chỉ tiêu quan trọng, trong đó định hướng rõ: xây dựng trên thế mạnh về thương mại dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường.

Thủ tướng lập 8 tổ công tác tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng và giải ngân đầu tư công

Thủ tướng lập 8 tổ công tác gỡ vướng đầu tư công

(ĐTTCO)-Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập các tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, xây dựng hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Gắn biển 2 công trình trạm biến áp 110kV tại ĐBSCL

Gắn biển 2 công trình trạm biến áp 110kV tại ĐBSCL

(ĐTTCO) - Ngày 17-7, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức lễ gắn biển Công trình trạm biến áp (TBA) 110kV Cái Răng và đường dây đấu nối (TP Cần Thơ) và Công trình TBA 110kV Thanh Bình và đường dây đấu nối (Đồng Tháp).

Tín dụng tiếp sức cho tăng trưởng

Tín dụng tiếp sức cho tăng trưởng

(ĐTTCO) - Với 1,6 triệu tỷ đồng vốn được bơm thêm trong 6 tháng qua, ngành ngân hàng đang cho thấy vai trò là “dòng máu” chủ lực, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh lan tỏa trên diện rộng.

Tam giác thể chế cho kinh tế số

Tam giác thể chế cho kinh tế số

(ĐTTCO) - Theo GS. TRẦN THỌ ĐẠT, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân, Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Dữ liệu là ba trụ cột thể chế cho chuyển đổi số. 

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

(ĐTTCO) - Sự kiện là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác không ngừng được mở rộng giữa TPHCM với AIFC nói riêng và Kazakhstan nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. 

Sân bay quốc tế Vân Đồn do nhà đầu tư tư nhân xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: Tuổi Trẻ

Kinh tế tư nhân, trọng trách quốc gia

(ĐTTCO) - Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

(ĐTTCO) - Nguồn cung ô tô trong nước dư thừa khi sản lượng xe lắp ráp và nhập khẩu tăng mạnh, nhưng sức mua lại sụt giảm mạnh, khiến lĩnh vực kinh doanh này hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

(ĐTTCO) - Theo PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chúng ta đang trong bối cảnh lịch sử với những thách thức và vận hội đan xen, nhưng cũng có thể xem đây là thời điểm quan trọng cần phải vượt qua để “lột xác”.

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

(ĐTTCO) - Hợp nhất TPHCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu thành không gian phát triển thống nhất, với quy hoạch, đầu tư và lợi ích được điều phối chung trên nền tảng pháp lý đủ mạnh để dẫn dắt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.