Vì đâu chết yểu
Được thành lập từ năm 2007 bởi 4 DN lớn nhất trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ của Việt Nam thời điểm đó là Satra, Hapro, Saigon Coop và Phú Thái Group, CTCP Đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) từng được kỳ vọng trở thành tập đoàn bán lẻ lớn của Việt Nam làm đối trọng với các nhà bán lẻ ngoại, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO.
Được thành lập từ năm 2007 bởi 4 DN lớn nhất trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ của Việt Nam thời điểm đó là Satra, Hapro, Saigon Coop và Phú Thái Group, CTCP Đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) từng được kỳ vọng trở thành tập đoàn bán lẻ lớn của Việt Nam làm đối trọng với các nhà bán lẻ ngoại, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO.
Thời điểm đó, VDA đã công bố kế hoạch xây dựng các đại siêu thị trên cả nước. Thế nhưng, đến nay sau 10 năm thành lập, VDA có thể sẽ phải đóng cửa vì vẫn chưa làm được gì. Vì đâu một liên kết tưởng sẽ làm nên sức mạnh nay lại dường như sắp tan vỡ?
Hội nghị lần thứ 5, Khóa XII của Đảng đã truyền thông điệp rất quan trọng mà mô hình như VDA sẽ có nhiều đất dụng võ. Đó là “thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các DN FDI”. Có thể chúng tôi sẽ tính tới phương án tái khởi động VDA sau khi các giải pháp cụ thể được đưa ra. Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái |
Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, chia sẻ: “Mười mấy năm qua chúng tôi đã cố tạo nên trụ cột của DN Việt trong phân phối, nhưng khó quá. Nếu tính doanh thu của cả 4 DN gây dựng VDA cũng lên tới 4-5 tỷ USD, vậy mà chúng tôi không làm được gì.
Các nhà hoạch định chính sách nói đang gần DN, nhưng có thực sự hiểu DN đang cần gì không, hay chỉ là đứng bên cạnh. Nếu cứ để DN phải đi xin, chúng tôi không thể lớn được”. Theo ông Đoàn, trở ngại lớn nhất là việc tiếp cận đất đai, thủ tục hành chính phức tạp, chi phí cao… khiến VDA không thể tiến hành các kế hoạch công bố.
Chỉ tính riêng việc tiếp cận mặt bằng tại các tỉnh, TP cũng là khó khăn không nhỏ của nhiều DN bán lẻ nội, trong khi điều này lại không quá khó với DN FDI do nhiều địa phương muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào. Đây là thực tế được nói đến rất nhiều trong các hội thảo, hội nghị nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Tuy nhiên, lâu nay một trong những điểm yếu của DN Việt chính là thiếu tính liên kết, nguyên nhân chủ yếu do rất khó dung hòa lợi ích giữa các bên liên kết. Các DN chỉ liên kết với nhau nếu như họ cảm thấy tối đa hóa được lợi ích của mình. Hoặc chỉ có thể liên kết khi có một đầu mối trung gian giúp hài hòa lợi ích của các bên.
Tuy nhiên, lâu nay một trong những điểm yếu của DN Việt chính là thiếu tính liên kết, nguyên nhân chủ yếu do rất khó dung hòa lợi ích giữa các bên liên kết. Các DN chỉ liên kết với nhau nếu như họ cảm thấy tối đa hóa được lợi ích của mình. Hoặc chỉ có thể liên kết khi có một đầu mối trung gian giúp hài hòa lợi ích của các bên.
VDA dù thời điểm thành lập được Chính phủ rất ủng hộ nhưng lại thiếu chiếc cầu trung gian như vai trò của hiệp hội, nên thất bại là điều khó tránh khỏi. Vì thế, trước đề xuất của AVR về việc tái khởi động liên minh này, liệu các nhà sáng lập VDA có nhất trí nuôi lại đứa con chung hay không?
10 năm với nhiều đổi thay
“VDA đã thất bại, giờ chúng tôi muốn khởi động lại, thành lập lại với tính chất đa sở hữu. Tôi rất mong muốn được trình bày kế hoạch cụ thể với Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ” - bà Đinh Thị Mỹ Loan đưa ra đề xuất của mình. Ý tưởng này của bà Loan đang thu hút nhiều sự chú ý. Bởi trong bối cảnh TTBL Việt Nam tràn ngập các thương hiệu ngoại đang cần một liên minh đủ mạnh, có thể cấu trúc lại. Và nếu có sự trợ lực của Nhà nước với những chính sách ưu đãi và có sự cầm trịch của AVR với vai trò dung hòa lợi ích các bên, dường như 70% yếu tố dẫn đến thành công cho công cuộc tái khởi động VDA này đã có.
10 năm với nhiều đổi thay
“VDA đã thất bại, giờ chúng tôi muốn khởi động lại, thành lập lại với tính chất đa sở hữu. Tôi rất mong muốn được trình bày kế hoạch cụ thể với Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ” - bà Đinh Thị Mỹ Loan đưa ra đề xuất của mình. Ý tưởng này của bà Loan đang thu hút nhiều sự chú ý. Bởi trong bối cảnh TTBL Việt Nam tràn ngập các thương hiệu ngoại đang cần một liên minh đủ mạnh, có thể cấu trúc lại. Và nếu có sự trợ lực của Nhà nước với những chính sách ưu đãi và có sự cầm trịch của AVR với vai trò dung hòa lợi ích các bên, dường như 70% yếu tố dẫn đến thành công cho công cuộc tái khởi động VDA này đã có.
Nhưng quan trọng nhất vẫn là 4 DN trong liên minh cũ giờ ra sao, có thống nhất cho một liên kết chung hay không. Câu trả lời sẽ là của riêng mỗi DN. Song hãy nhìn vào mỗi DN, 10 năm qua họ đã có nhiều đổi thay. Hiện nay họ được xem là những DN lớn nhất trong lĩnh vực phân phối vá bán lẻ tại Việt Nam.
Nhưng nay chỉ riêng Hapro có lẽ không còn là DN bán lẻ mạnh. Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú từng nhiều lần bày tỏ sự băn khoăn về sự phát triển của chuỗi siêu thị này. Theo ông Phú, Hapro có rất nhiều mặt bằng đẹp tại những khu đất vàng ở Hà Nội nhưng lại không tìm cách phát triển mảng bán lẻ, thay vào đó cho thuê hoặc bán.
Nhưng nay chỉ riêng Hapro có lẽ không còn là DN bán lẻ mạnh. Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú từng nhiều lần bày tỏ sự băn khoăn về sự phát triển của chuỗi siêu thị này. Theo ông Phú, Hapro có rất nhiều mặt bằng đẹp tại những khu đất vàng ở Hà Nội nhưng lại không tìm cách phát triển mảng bán lẻ, thay vào đó cho thuê hoặc bán.
Ngược lại với Hapro, Saigon Coop lại đang nỗ lực rất nhiều trong việc phát triển mạnh chuỗi bán lẻ của mình. Nhà bán lẻ này đang tích cực tham gia nhiều loại hình bán lẻ khác nhau. Thậm chí tìm cách liên kết với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng những mô hình đại siêu thị nhằm tăng thêm đối trọng với các nhà bán lẻ ngoại khác. Nỗ lực của Saigon Coop đang được ghi nhận, nhưng nhiều ý kiến không khỏi băn khoăn tham gia nhiều mô hình bán lẻ có khiến Saigon Coop bị quá tải trong quản lý hay không.
Một bên yếu đi, một bên đang nỗ lực với nhiều mô hình, nếu có thêm liên kết nữa liệu có ổn. Đó là chưa kể bên mạnh, bên yếu lợi ích sẽ được dung hòa ra sao. Ngành bán lẻ Việt Nam nay đã có thêm một ông lớn khác là Vingroup. Vậy đối tác trong VDA có nên được tính lại hay không. Có quá nhiều câu hỏi phải giải để thực thi đề xuất này của AVR.
Đánh giá bức tranh chung của TTBL Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, một người có nhiều năm gắn bó với TTBL Việt Nam, từng chia sẻ chúng ta hiện chỉ còn 2 nhà bán lẻ lớn là Saigon Coop và Vingroup.
Một bên yếu đi, một bên đang nỗ lực với nhiều mô hình, nếu có thêm liên kết nữa liệu có ổn. Đó là chưa kể bên mạnh, bên yếu lợi ích sẽ được dung hòa ra sao. Ngành bán lẻ Việt Nam nay đã có thêm một ông lớn khác là Vingroup. Vậy đối tác trong VDA có nên được tính lại hay không. Có quá nhiều câu hỏi phải giải để thực thi đề xuất này của AVR.
Đánh giá bức tranh chung của TTBL Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, một người có nhiều năm gắn bó với TTBL Việt Nam, từng chia sẻ chúng ta hiện chỉ còn 2 nhà bán lẻ lớn là Saigon Coop và Vingroup.
Trong đó bản thân Vingroup có tiếp tục duy trì hoạt động bán lẻ như là ngành kinh doanh cốt lõi, hay có thể chuyển nhượng trong tương lai vẫn còn là câu hỏi lớn. Với các DNNN như Satra, Hapro bán lẻ chưa phải lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Và khi nêu giải pháp ông Hòa cũng nhấn mạnh đến liên kết giữa các nhà phân phối và bán lẻ.