Sống khỏe nhờ thu nhập lãi
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I-2018 của VietinBank, dư nợ cho vay khách hàng đạt 816.310 tỷ đồng, tăng trưởng 4,3%. Thu nhập lãi thuần của NH đạt 7.233 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của NH trước dự phòng đạt 5.379 tỷ đồng. Sau khi trừ đi 2.351 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.027 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Như vậy, VietinBank đã hoàn thành 28% kế hoạch cả năm về chỉ tiêu lợi nhuận.
Nợ xấu của NH tăng xuất phát từ việc cho vay cá nhân ngày càng nhiều. Vì vậy, các NH đang tập trung bán lẻ, cho vay tiêu dùng cần quản trị chặt chẽ hơn thay vì dễ dãi cho vay cá nhân hưởng NIM cao khiến nợ xấu gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống. |
Các NH khác như ACB dư nợ cho vay khách hàng đạt 209.680 tỷ đồng, tăng trưởng 6,6% và thu nhập lãi thuần cũng ấn tượng với 2.373 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau dự phòng rủi ro, lợi nhuận trước thuế của NH đạt 1.490 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ, hoàn thành được 26% kế hoạch năm. OCB tăng trưởng tín dụng đạt 8,8%, nâng dư nợ cho vay khách hàng lên 51.974 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần trong quý đầu năm của OCB tăng khá mạnh với mức 62% so với cùng kỳ, đạt 775 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí, lợi nhuận trước thuế của OCB 619 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Kế hoạch lãi trước thuế của OCB trong năm nay 2.000 tỷ đồng và chỉ trong quý I đã hoàn thành 31%.
Tại VPBank, cho vay khách hàng đạt 202.205 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ và tăng 3% so với cuối năm 2017. Thu nhập lãi thuần vẫn là nguồn thu chính trong hoạt động của VPBank với hơn 6.026 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khá nhiều NH tăng trưởng tín dụng âm nhưng thu nhập lãi thuần vẫn tăng. Chẳng hạn ABBank cho vay âm tới 4,7% so với cùng kỳ 2017, dư nợ dừng ở mức 45.656 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 3,7 lần lên mức 384 tỷ đồng. Nguồn thu đóng góp chính vào lợi nhuận của ABBank là thu nhập lãi thuần, đạt 550 tỷ đồng, tăng nhẹ 8,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tăng trưởng tín dụng của VietCapitalBank giảm 1,4%, xuống còn 24.700 tỷ đồng nhưng lãi thuần vẫn tăng gần 66%, lên mức 194 tỷ đồng. Con số này đóng góp 80% vào tổng thu nhập đưa lợi nhuận trước thuế tăng 20 lần, lên 87 tỷ đồng so với 4 tỷ đồng cùng kỳ 2017, vượt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 80 tỷ đồng đặt ra trong năm nay. Tương tự, VietABank kết thúc quý I tăng trưởng tín dụng âm gần 2,6%, dư nợ cho vay giảm xuống mức 33.339 tỷ đồng, nhưng thu nhập lãi thuần vẫn tăng 10,6%, đạt 272 tỷ đồng.
Quản trị rủi ro tránh nợ xấu
Từ đầu tháng 5 đến nay, một số NH đã điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng giảm 0,1-0,5%, tập trung ở các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, trong khi lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên vẫn là điểm nóng. Mới đây, HDBank thông báo gia hạn chương trình cộng lãi suất tiết kiệm cho khách hàng cá nhân từ 28 tuổi trở lên gửi tiết kiệm nhận lãi cuối kỳ với thời hạn gửi 6 tháng và 13 tháng, mức cộng tối đa lên đến 0,7%/năm, nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài.
Quản trị rủi ro tránh nợ xấu
Từ đầu tháng 5 đến nay, một số NH đã điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng giảm 0,1-0,5%, tập trung ở các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, trong khi lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên vẫn là điểm nóng. Mới đây, HDBank thông báo gia hạn chương trình cộng lãi suất tiết kiệm cho khách hàng cá nhân từ 28 tuổi trở lên gửi tiết kiệm nhận lãi cuối kỳ với thời hạn gửi 6 tháng và 13 tháng, mức cộng tối đa lên đến 0,7%/năm, nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài.
Hơn nữa, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn giảm nhưng các NH lại cộng thêm lãi suất cho hình thức tiết kiệm trực tuyến với mức tương đương. Điều này cho thấy lãi suất huy động vẫn chưa có xu hướng giảm. Nhiều NH đang cạnh tranh huy động thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá, với lãi suất từ 7%/năm trở lên.
Cuối năm ngoái, giới phân tích dự báo NIM của các NH khó cải thiện do lãi suất huy động chịu sức ép cạnh tranh, còn lãi suất cho vay sẽ được duy trì thấp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực tế đã đi ngược dự báo, dù phải cạnh tranh đầu vào, thu nhập lãi của các NH vẫn tăng trưởng cao.
Trong một báo cáo mới đây, SSI Retail Research nhận định dù mức tăng trưởng tín dụng tại các NH lớn giảm so với quý I-2017 và tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là 3,5% vào quý I-2018, thấp hơn so với mức tăng trưởng 4,3% vào quý I-2017, nhưng tăng trưởng thu nhập lãi thuần đã cao hơn so với quý I-2017. Trung bình hệ số NIM của các NH niêm yết tăng từ 3,98% vào quý I-2017 lên 4,07% trong quý I-2018. Kết quả này xuất phát từ việc các NH mở rộng mạnh mẽ sang mảng NH bán lẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh thu nhập lãi cao, các NH cũng đối mặt với rủi ro khi nợ xấu tăng. Tại thời điểm 31-3-2018, nợ xấu tại Vietcombank ở mức 7.896 tỷ đồng, tăng tới 27,18% so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng gấp 2,9 lần so với đầu năm lên hơn 2.000 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn cũng tăng 14%, lên 2.211 tỷ đồng và chiếm 28% tổng nợ xấu.
Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của NH tăng lên mức 1,37%/tổng dư nợ, so với mức 1,14% hồi đầu năm. Một thống kê đưa ra gần đây cho biết tỷ lệ nợ xấu của các NH niêm yết trong quý I-2018 đã tăng đến 8%.