Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL

(ĐTTCO)-Các tỉnh ĐBSCL đang tìm cách liên kết để phát triển bền vững tiểu vùng Duyên hải phía Đông. “Để xây dựng tầm nhìn chiến lược lâu dài chung và phát triển bền vững cho tiểu vùng Duyên hải  phía Đông của vùng ĐBSCL thì các địa phương phải liên kết lại”.
 
Bưởi da xanh là một trong các loại trái cây trồng được ở các tỉnh Tiền Giang- Bến Tre- Trà Vinh- Vĩnh Long, cần sự liên kết trong khâu trồng, chế biến xuất khẩu
Bưởi da xanh là một trong các loại trái cây trồng được ở các tỉnh Tiền Giang- Bến Tre- Trà Vinh- Vĩnh Long, cần sự liên kết trong khâu trồng, chế biến xuất khẩu
Đó là nội dung đặt ra tại Hội thảo bàn các giải pháp liên kết phát triển bền vững do các tỉnh Tiền Giang - BếnTre - Trà Vinh - Vĩnh Long phối hợp tổ chức ngày 20/10, tại tỉnh Bến Tre.

Dự hội thảo còn có nhiều chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp tiêu biểu của  các địa phương tham gia liên kết.

Tiểu vùng Duyên hải phía Đông gồm các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, là vùng châu thổ non trẻ nhất khu vực ĐBSCL, rất mẫn cảm trước tác động của con người và biến đổi khí hậu. Đây là khu vực có tiềm năng  rất tương đồng, nhất là  để phát triển vườn cây ăn quả, chăn nuôi giá súc, gia cầm và thủy sản…

Tuy nhiên thời gian qua, các địa phương phát triển kinh tế theo hướng tự phát, manh mún theo kiểu riêng, chưa liên kết, thậm chí nhiều lĩnh vực còn chồng chéo, tự canh tranh nhau. 

Phát biểu tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, liên kết là hướng đi tất yếu của các địa phương, phù hợp với Quyết định 593 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm liên kết vùng cho sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Vấn đề đặt ra là các địa phương cần có kế hoạch, chương trình cụ thể, phù hợp để thực hiện công tác liên kết, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi thành viên trong tiểu vùng, theo nguyên tắc tôn trọng quy luật tự nhiên, hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau.

Hội thảo đã đưa ra 6 lĩnh vực mà tiểu vùng Duyên hải  phía Đông của vùng ĐBSCL thực hiện liên kết; thành lập Ban chỉ đạo liên kết Tiểu vùng gồm các chủ tịch UBND các tỉnh tham gia. Ở mỗi tỉnh sẽ thành lập Tổ công tác; có xây dựng quy chế, hợp tác với Tiểu vùng tứ giác Long Xuyên, có sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm.

Về vấn đề liên kết tiểu vùng, ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre chia sẻ: "Nếu kết lại thì chúng tôi sẽ chọn cách liên kết là: đối với dừa thì lấy Bến Tre là trung tâm, trái cây thì tỉnh Vĩnh Long là trung tâm, thủy sản thì Trà Vinh là trung tâm... Như vậy sẽ tạo ra sự thống nhất, không có sự cạnh tranh về công nhân, thị trường nguyên liệu, nâng giá trị cao lên".

Các tin khác