Lãi suất ở mức thấp nhất trong nhiều năm
Đầu tháng 3-2021, một số ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động, nhưng phần lớn vẫn giữ nguyên ở mức thấp hoặc giảm nhẹ. Cụ thể, lãi suất cao nhất tại Techcombank áp dụng cho khách hàng thường là 5,8%/năm. VPBank cũng áp dụng biểu lãi suất huy động mới ở nhiều kỳ hạn, mức tăng phổ biến 0,2% ở các kỳ hạn dưới 6 tháng. Ngân hàng Quân đội (MB) cũng tăng lãi suất tiết kiệm đối với một số kỳ hạn. Theo đó lãi suất kỳ hạn 12 tháng được nâng lên 5,3%/năm.
Theo ý kiến của một vị lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), việc điều chỉnh lãi suất đầu vào chỉ mang tính cục bộ ở một vài ngân hàng, không phải xu hướng chung của thị trường. Bởi hiện nay, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang ở trạng thái dồi dào, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức thấp.
Nhóm ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank hiện xoay quanh mức từ 2,8 - 4%/năm cho các kỳ hạn dưới 6 tháng. Tính trung bình mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng của 35 ngân hàng thương mại thời điểm giữa tháng 3-2021 chỉ còn dao động từ 2,5 - 3,95%/năm
Theo dự báo của HSBC, lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm 2021 dự kiến khoảng 3%. Việc duy trì tỷ lệ lạm phát dưới mức 4% sẽ tạo điều kiện để NHNN giữ vững quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, mặt bằng lãi suất đầu vào và đầu ra sẽ không có biến động lớn.
Mặt bằng lãi suất ngân hàng thấp được xem là cơ hội để dòng tiền nhàn rỗi tìm đến các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, bất động sản... nhằm tăng tỷ suất sinh lời.
Kênh đầu tư nào sinh lời hiệu quả
Kênh đầu tư nào sinh lời hiệu quả
Xét mặt bằng giá chứng khoán hiện tại, tỷ lệ cổ tức trên thị giá vẫn hấp dẫn khi so với lãi suất tiết kiệm, kể cả lãi suất tiền gửi trung hạn khoảng 6%/năm. Tuy nhiên, chứng khoán là kênh đòi hỏi nhà đầu tư cần có kiến thức, am hiểu thị trường tài chính, kỹ năng phân tích số liệu. Ngược lại nếu chạy theo đám đông, mà không dựa trên bất kỳ cơ sở dữ liệu nào rất dễ bị “nghẽn” tiền.
Với hoạt động đầu tư vàng, hiện giá vàng SJC đã tăng khoảng 30% so với năm ngoái. Trong năm 2020, nhiều nhà đầu tư nhạy bén cũng đã thắng lớn khi các phiên giao dịch liên tục tăng. Tuy nhiên, bước vào năm 2021 khi giá vàng đã quá cao, các nhà đầu tư càng thận trọng. Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và kinh doanh Vàng Việt Nam (VGB) chia sẻ, đầu tư vàng trong ngắn hạn là kênh tương đối hấp dẫn, nhưng đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức và thời gian để theo dõi chốt lời, cắt lỗ kịp thời.
Ngoài các kênh đầu tư cần kiến thức chuyên sâu, phần lớn nhà đầu tư lựa chọn bất động sản bởi vừa giữ tiền vừa sinh lãi tốt. Theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) ông Lê Hoàng Châu: “Thị trường BĐS năm 2021 sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nối tiếp đà phục hồi từ tháng 8-2020. Đáng chú ý, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 148 sửa đổi một số điều của Nghị định thi hành Luật Đất đai, tháo gỡ được rất nhiều điểm nghẽn của thị trường.
Trong năm 2021, BĐS công nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi đầu tiên từ làn sóng chuyển dịch nhà xưởng ở các nước qua Việt Nam. Tiếp đó là các dự án đã hoàn thành các thủ tục pháp lý trong năm 2020”.
Các dự án hoàn thành thủ tục pháp lý hút nhà đầu tư. (Ảnh: Giấy CNQSDĐ khu đô thị Phúc Hưng Golden, Bình Phước)
Trong khi phân khúc căn hộ, nhà phố tại các thành phố lớn vẫn là ưu tiên của khách hàng có nhu cầu ở thực, thì đất nền, nhà phố thương mại tại các tỉnh vệ tinh đặc biệt được nhà đầu tư ưu ái, nhờ tiềm năng sinh lời cao, giá còn tốt và chất lượng dự án ngày càng được nâng cao. Trong đó những địa phương đang tập trung nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp, chỉ số thu hút đầu tư liên tục tăng cao như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bình Phước là những thị trường được “chọn mặt gửi vàng” nhiều nhất.
Dậy sóng từ năm 2017 đến nay, bất động sản Bình Phước liên tục khẳng định sức hấp dẫn. Hàng loạt khu dân cư, khu đô thị quy mô lớn xuất hiện, đặc biệt là gần các khu – cụm công nghiệp. Tiêu biểu như khu dân cư Đại Nam, khu đô thị Cát Tường Phú Hưng, khu đô thị The Gold City, khu đô thị Phúc Hưng Golden…
Lý giải về sức hút của Bình Phước, đông đảo nhà đầu tư cho rằng địa phương này sở hữu nhiều tiềm năng về vị trí, hạ tầng lẫn kinh tế. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh đạt 7,51%, thuộc nhóm cao của cả nước; thu ngân sách đạt 11.608 tỷ đồng, đạt 169% so với chỉ tiêu Trung ương giao. Bình Phước cũng là tỉnh có chỉ số thu hút FDI ấn tượng. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 272 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,7 tỷ USD.
Bên cạnh 14 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 4.686ha, trong đó, 8 KCN đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương mở rộng các KCN trên địa bàn tỉnh như Minh Hưng III (577ha), Bắc Ðồng Phú (317ha), Nam Ðồng Phú (480ha), Minh Hưng - Sikico (1.000ha).
Cổng vào KCN Minh Hưng III (huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước)
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong việc trở thành đầu mối giao thương liên vùng và quốc tế, đầu năm 2021, tỉnh Bình Phước đã kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho thực hiện một số dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đường cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; dự án đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh kết nối đến cảng Cái Mép – Thị vải, tương lai sẽ kết nối với Vương quốc Campuchia qua Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư; đường cao tốc Đắk Nông – Bình Phước; đường ĐT.753B và cầu Mã Đà nối với Đồng Nai và sân bay quốc tế Long Thành; các dự án dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.
Theo quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp, quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước; đến năm 2050, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững. Những cơ sở này càng thúc đẩy thị trường bất động sản Bình Phước tăng trưởng mạnh mẽ, phù hợp với những nhà đầu tư muốn tìm kiếm kênh giữ tiền sinh lời hiệu quả, tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro, chỉ ưu tiên chọn những dự án có pháp lý minh bạch, vị trí trung tâm đô thị hoặc gần các khu công nghiệp lớn, quy hoạch bài bản, tiện ích đầy đủ.