Miễn thị thực để thu hút khách

(ĐTTCO) - Chính sách miễn thị thực (visa) có thời hạn cho công dân 5 nước Tây Âu thời gian qua đã có những tác động tích cực và lợi ích rõ ràng trong việc thu hút khách du lịch từ những thị trường này đến Việt Nam. 

Tuy nhiên, đến hết ngày 30-6-2017 là hết thời hạn miễn thị thực cho công dân các nước trên. Các doanh nghiệp du lịch đặt câu hỏi liệu chính sách ưu đãi này có tiếp tục được áp dụng? Trao đổi với ĐTTC, ông VŨ THẾ BÌNH (ảnh), Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết: 

Miễn thị thực để thu hút khách ảnh 1
Tháng 7- 2015, Chính phủ miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Italia và Tây Ban Nha) trong vòng 1 năm, với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Thời điểm đó, quyết định này được cho là một trong những cú huých góp phần tăng trưởng du lịch. Bởi nhờ chính sách miễn visa, lượng khách du lịch châu Âu tới Việt Nam tăng trưởng khá nhanh, nhất là các thị trường được miễn thị thực nhập cảnh.
Theo thống kê, tổng số lượt khách từ 5 quốc gia này tăng trung bình 15,4% trong vòng 12 tháng kể từ khi chính sách miễn thị thực được ban hành. Trong 4 tháng đầu năm 2017, tổng lượng khách từ 5 nước Tây Âu đạt gần 333.000 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là mức tăng cao đối với thị trường xa, có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Trong đó, thị trường khách tăng nhiều nhất là Tây Ban Nha tăng 32%, tiếp đó là Đức 18%, Italia 16%, khách đến từ Pháp và Anh đều tăng 13% .

Thêm nữa, mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đến từ các thị trường này thường cao hơn nhiều so với khách du lịch trong khu vực đi các chuyến ngắn ngày, ước tính khoảng 1.316USD/khách (gấp đôi chi tiêu trực tiếp và gián tiếp của khách du lịch đến từ các thị trường gần).

 PHÓNG VIÊN: - Một số ý kiến cho rằng việc miễn phí visa khiến ngân sách bị giảm thu đáng kể. Liệu khoản thu từ du khách có đủ bù đắp khoản thiếu hụt này, thưa ông?

Ông VŨ THẾ BÌNH: - Có phép so sánh đơn giản, trong năm đầu (2015) kể từ khi miễn thị thực cho khách 5 nước Tây Âu, Việt Nam đón 720.000 lượt khách, tăng thêm 96.000 lượt so với cùng kỳ, tổng thu từ lượng khách này là 126 triệu USD so với khoản thâm hụt từ phí thị thực ước tính khoảng 21,6 triệu USD (mức phí trung bình 30USD/người).
Tương tự, năm 2016 lượng khách 5 nước Tây Âu tăng thêm 58.000 lượt và doanh thu tăng thêm 76 triệu USD so với khoản phí thị thực giảm 2,3 triệu USD. Bên cạnh đó, khi khách tăng kéo theo doanh thu tăng, toàn bộ các dịch vụ liên quan tới du lịch cũng nhờ thế có cơ hội phát triển hơn.

- Được biết Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch đã có đề xuất xin tiếp tục gia hạn và thời gian gia hạn lần này kéo dài tới 5 năm, thời gian lưu trú cũng gấp đôi là 30 ngày, thay vì 15 ngày như trước. Theo ông đó có phải là đề xuất mạnh mẽ?

- Đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh đang là xu hướng chung trên thế giới. Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), tỷ lệ du khách cần thị thực nhập cảnh vào điểm đến quy mô toàn thế giới giảm từ 77% năm 2008 xuống còn 58% năm 2016 (năm 2015 là 61%). Trong 2 năm qua, khoảng 85% các nước đã áp dụng các biện pháp đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh. 

Đáng lưu ý, theo Chỉ số hạn chế nhập cảnh toàn cầu năm 2017, các nước Đức, Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha thuộc nhóm 10 nước hàng đầu thế giới có công dân được miễn thị thực nhập cảnh. Trang Passport Index cũng vừa công bố danh sách bảng xếp hạng các cuốn hộ chiếu trên thế giới.
Theo đó, Đức đang có cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, với 157 quốc gia và vùng lãnh thổ chấp nhận công dân nước này nhập cảnh không cần xin visa. Pháp, Tây Ban Nha, Anh đứng thứ 3 trong danh sách này được 155 nước, vùng lãnh thổ miễn visa cho công dân của mình. Italia đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng khi công dân của họ có thể tới 154 quốc gia, vùng lãnh thổ không cần visa.

Kéo dài thời gian thực hiện lên 5 năm, thay vì quyết định theo từng năm như hiện tại, đồng thời kiến nghị kéo dài thời gian miễn thị thực cho khách Tây Âu lên gấp đôi là 30 ngày vì nhiều du khách đến từ những thị trường xa này có nhu cầu đi du lịch dài ngày ở Việt Nam. Đó cũng chính là một trong những mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam hướng tới (nhóm khách lưu trú dài ngày và có mức chi tiêu cao) thay vì số lượng đông mà lưu trú ngắn ngày, chi tiêu giới hạn. Thời gian 5 năm còn thể hiện sự ổn định trong chính sách giúp doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng, quảng bá sản phẩm để chào bán cho khách.

Việc triển khai cấp visa điện tử hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân 40 quốc gia xin visa vào Việt Nam. Nhưng điều đó không đủ. Đối với các quốc gia phát triển du lịch, chính sách miễn thị thực luôn là vũ khí cạnh tranh để thu hút khách.

- Liệu có khả năng chính sách này sẽ không tiếp tục được áp dụng nữa, thưa ông?

- Những ngày qua, các đơn vị lữ hành rất nóng lòng trông chờ Chính phủ tiếp tục chính sách miễn giảm visa cho du khách các nước Tây Âu, bởi nếu chính sách này không tiếp tục được áp dụng sẽ là một “bước lùi” cho ngành du lịch, thể hiện sự thiếu nhất quán trong việc tạo một môi trường du lịch hấp dẫn đối với du khách quốc tế, đặc biệt là dòng khách có chi tiêu cao cấp.

Hơn hết việc chậm trễ trong việc công bố chính sách miễn giảm visa (có được tiếp tục thực hiện nữa hay không) như hiện tại đã gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp Việt. Vừa qua rất nhiều đối tác nước ngoài cho biết khách của họ đang thắc mắc về việc mua tour đến Việt Nam vào những tháng tới có được miễn visa không. Doanh nghiệp Việt Nam chẳng biết trả lời thế nào, khách hàng vì thế đã hoãn việc đặt tour.
Chúng ta đều biết trước khi đi du lịch, khách quốc tế thường lên kế hoạch đặt dịch vụ trước 6 tháng, thậm chí cả năm, nên việc gia hạn miễn visa với thời gian quá ngắn sẽ khiến du khách thận trọng hơn trong quyết định đặt mua tour tới Việt Nam. Vì thế chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng cần thông tin sớm hơn việc có tiếp tục áp dụng chính sách trên nữa hay không để doanh nghiệp có thể chủ động lên kế hoạch thu hút khách.
 Hiện nay, Việt Nam đang miễn thị thực cho công dân 22 nước, vùng lãnh thổ. Trong khi đó, con số này của Thái Lan là 61 nước, vùng lãnh thổ; Malaysia 155 nước và vùng lãnh thổ; Singapore 158 nước và vùng lãnh thổ; Indonesia 169 nước và vùng lãnh thổ; Brunei 58 nước, vùng lãnh thổ. Các nước này đều áp dụng chính sách cấp thị thực tại cửa khẩu và thị thực điện tử (e-visa). 

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

(ĐTTCO) - Hợp nhất TPHCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu thành không gian phát triển thống nhất, với quy hoạch, đầu tư và lợi ích được điều phối chung trên nền tảng pháp lý đủ mạnh để dẫn dắt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Diện mạo thị trường bất động sản sau 1-7

Diện mạo thị trường bất động sản sau 1-7

(ĐTTCO) - Quá trình tổ chức lại địa giới hành chính, vận hành mô hình chính quyền hai cấp và cải cách thể chế, đang tạo ra không gian phát triển chưa từng có cho đất nước. Tuy nhiên cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp bất động sản. 

Thành phố mới, tầm nhìn mới

Thành phố mới, tầm nhìn mới

(ĐTTCO) - Với tất cả sự khẩn trương, quyết liệt và nghiêm túc, TPHCM nỗ lực làm mọi việc để bước vào giai đoạn mới trong vận hành bộ máy nhà nước. 

Tăng thêm nguồn lực cho không gian phát triển mới

Tăng thêm nguồn lực cho không gian phát triển mới

(ĐTTCO) - Việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiến hành hợp nhất một số địa phương ở thời điểm này là cần thiết và phù hợp, giúp phân bổ hài hòa nguồn lực quốc gia và mở rộng thêm không gian phát triển mới cho các địa phương.

Minh bạch hoạt động của các hộ kinh doanh

Minh bạch hoạt động của các hộ kinh doanh

(ĐTTCO) - Tình trạng “sống ngoài sáng, hoạt động trong tối” của bộ phận lớn hộ kinh doanh đang gây trở ngại cho việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái, thực phẩm không rõ nguồn gốc và làm suy yếu môi trường kinh doanh.

TPHCM hợp nhất, động lực mới để phát triển

TPHCM hợp nhất, động lực mới để phát triển

(ĐTTCO) - Với bối cảnh hợp nhất cùng Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM mới phải nhanh chóng nghiên cứu: động lực tăng trưởng trọng yếu nào sẽ giúp nâng cao năng suất, kết hợp với khát vọng tăng trưởng cao, bền vững, để đạt được thu nhập cao đến năm 2030.

Chứng khoán đủ sức vượt qua 'cú sốc'

Chứng khoán đủ sức vượt qua 'cú sốc'

(ĐTTCO) - Ở thời điểm hiện tại, 2 sự kiện được giới đầu tư quan tâm nhất là căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông, và kết quả đàm phán thuế Việt - Mỹ.

Vị thế mới của TPHCM mới

Vị thế mới của TPHCM mới

(ĐTTCO) - Hơn 30 năm qua, tôi đã nhiều lần trăn trở và phát biểu về câu chuyện tứ giác phát triển gồm TPHCM - Bình Dương - Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến nay, về cơ bản chúng ta đã hoàn thiện phát triển ở 3 địa phương trong tứ giác này.

Doanh nhân nói gì về Nghị quyết 68?

Doanh nhân nói gì về Nghị quyết 68?

(ĐTTCO) - ĐTTC ghi nhận những ý kiến từ cơ quan quản lý, chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân (DNTN) về tính bước ngoặt của Nghị quyết 68.

Mỗi thế hệ làm báo đều có thế mạnh riêng

Mỗi thế hệ làm báo đều có thế mạnh riêng

(ĐTTCO) - ĐTTC có dịp trò chuyện cùng nhà báo lão thành Hà Đăng, người có gần 80 năm cầm bút trên “mặt trận báo chí”, từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đến thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập. 

Lá chắn bảo vệ sức khỏe 'lung lay'

Lá chắn bảo vệ sức khỏe 'lung lay'

(ĐTTCO) - Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tỷ lệ và tốc độ ung thư cao nhất thế giới. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế cho biết, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca mắc ung thư mới, số tử vong lên đến 82.000 trường hợp.

Hành lang pháp lý mới, động lực cho thị trường BĐS

Hành lang pháp lý mới, động lực cho thị trường BĐS

(ĐTTCO) - Trao đổi với ĐTTC, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam đánh giá, hành lang pháp lý mới sẽ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy thị trường BĐS khi các quy định mới trong luật sẽ từng bước được áp dụng vào thực tiễn. 

Nhà nước kiến tạo, tư nhân chung tay xây dựng

Nhà nước kiến tạo, tư nhân chung tay xây dựng

(ĐTTCO) - Nhà nước không chỉ kêu gọi đầu tư, mà còn phải là “người khởi xướng” và “người thiết kế luật chơi”, bảo đảm minh bạch, công bằng và ổn định để tạo điều kiện cho tư nhân tham gia.

Cần chính sách tài khóa nghịch chu kỳ

Cần chính sách tài khóa nghịch chu kỳ

(ĐTTCO) - Nếu không có những đột phá chính sách, tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức vừa phải và khó để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Ổn định thị trường vàng bằng cách nào?

Ổn định thị trường vàng bằng cách nào?

(ĐTTCO) - Trao đổi với ĐTTC, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, đề xuất một số giải pháp sửa đổi Nghị định 24 để bình ổn cung cầu và từng bước đưa thị trường vàng thoát khỏi tình trạng chênh lệch giá so với thế giới.

Cần cải cách mạnh mẽ các quy định về thuế thật đơn giản để hộ kinh doanh yên tâm chuyển lên DN.

Hệ thống thuế đơn giản, hộ kinh doanh sẽ tự lên doanh nghiệp

(ĐTTCO) - Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM, để hộ kinh doanh chuyển lên thành DN cần những cải cách mạnh mẽ về thể chế. Trong đó các quy định về thuế cần đơn giản hơn, có công nghệ hỗ trợ nhằm tránh sai sót và tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.

Sứ mệnh của đầu tàu kinh tế

Sứ mệnh của đầu tàu kinh tế

(ĐTTCO) - Hơn lúc nào hết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM đứng trước đòi hỏi của sự thay đổi để phát triển ở thời điểm bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, với tất cả sự cố gắng để xứng đáng với sứ mệnh đầu tàu kinh tế.