Nguyên nhân chính của tình trạng này do các địa phương đã mạnh tay hơn trong vấn đề siết chặt quản lý về khai thác cát, cùng với đó nhiều đầu nậu tranh thủ tạo hút hàng ép giá.
Doanh nghiệp chới với
Anh T., Trưởng phòng kinh doanh một doanh nghiệp BĐS tại Nhà Bè (TPHCM), cho biết chưa bao giờ giá cát lại có sự biến động kinh khủng như những tháng qua. Vào đầu tháng 6-2017, công ty anh cần một khối lượng cát rất lớn để phục vụ dự án đang trong giai đoạn triển khai xây dựng. Liên hệ nhiều đơn vị cung cấp nhưng đều nhận báo giá quá chát, theo đó cát bê tông lên đến 570.000 đồng/m3, cát xây tô 370.000 đồng/m3, cát san lấp 210.000 đồng/m3. Mức giá này theo anh T. là quá cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi phí xây dựng nên lưỡng lự đến nay vẫn chưa duyệt.
Từ đầu năm CTCP Xây dựng An Phú Gia đã ký hợp đồng và chuẩn bị thi công nhiều công trình dân dụng trên địa bàn TPHCM. Tuy nhiên, ông Phạm Thế Hoàng, Tổng giám đốc công ty cho biết đến tháng 3-2017, giá cát đột ngột tăng giá gấp 2-3 lần so với trước, đã vậy còn khan hiếm khiến doanh nghiệp không trở tay kịp. Không ít công trình hiện nay bị ảnh hưởng tiến độ, đội chi phí và mất nhiều thời gian để thương thảo lại với chủ đầu tư. “Trước đây giá cát cao hơn đá xay 1,5 lần, còn nay cao gấp 2, gấp 3, trong lúc giá sắt thép đang điều chỉnh tăng 18-20% khiến những nhà thầu như chúng tôi hết sức lo lắng” - ông Hoàng nói.
Theo ghi nhận của ĐTTC tại các vựa cát trên địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, giá cát hiện đã hạ nhiệt trên tất cả chủng loại, kịch trần khoảng 400.000 đồng/m3 đối với cát đổ bê tông, 240.000-250.000 đồng/m3 đối với cát tô xây dựng và cát san lấp khoảng 200.000-210.000 đồng/m3, vận chuyển tận nơi, tuy nhiên phải mua số lượng từ 100m3 trở lên. Tại các tỉnh miền Tây, theo khảo sát giá cát cũng giảm đáng kể.
Anh T., Trưởng phòng kinh doanh một doanh nghiệp BĐS tại Nhà Bè (TPHCM), cho biết chưa bao giờ giá cát lại có sự biến động kinh khủng như những tháng qua. Vào đầu tháng 6-2017, công ty anh cần một khối lượng cát rất lớn để phục vụ dự án đang trong giai đoạn triển khai xây dựng. Liên hệ nhiều đơn vị cung cấp nhưng đều nhận báo giá quá chát, theo đó cát bê tông lên đến 570.000 đồng/m3, cát xây tô 370.000 đồng/m3, cát san lấp 210.000 đồng/m3. Mức giá này theo anh T. là quá cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi phí xây dựng nên lưỡng lự đến nay vẫn chưa duyệt.
Từ đầu năm CTCP Xây dựng An Phú Gia đã ký hợp đồng và chuẩn bị thi công nhiều công trình dân dụng trên địa bàn TPHCM. Tuy nhiên, ông Phạm Thế Hoàng, Tổng giám đốc công ty cho biết đến tháng 3-2017, giá cát đột ngột tăng giá gấp 2-3 lần so với trước, đã vậy còn khan hiếm khiến doanh nghiệp không trở tay kịp. Không ít công trình hiện nay bị ảnh hưởng tiến độ, đội chi phí và mất nhiều thời gian để thương thảo lại với chủ đầu tư. “Trước đây giá cát cao hơn đá xay 1,5 lần, còn nay cao gấp 2, gấp 3, trong lúc giá sắt thép đang điều chỉnh tăng 18-20% khiến những nhà thầu như chúng tôi hết sức lo lắng” - ông Hoàng nói.
Theo ghi nhận của ĐTTC tại các vựa cát trên địa bàn TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, giá cát hiện đã hạ nhiệt trên tất cả chủng loại, kịch trần khoảng 400.000 đồng/m3 đối với cát đổ bê tông, 240.000-250.000 đồng/m3 đối với cát tô xây dựng và cát san lấp khoảng 200.000-210.000 đồng/m3, vận chuyển tận nơi, tuy nhiên phải mua số lượng từ 100m3 trở lên. Tại các tỉnh miền Tây, theo khảo sát giá cát cũng giảm đáng kể.
Bà Nguyễn Thị Thùy Trang, Phó Giám đốc Công TNHH Hùng Phát (tỉnh Sóc Trăng), thông tin thời điểm hiện tại giá đã giảm nhưng vẫn tăng gấp đôi so với bình thường, cụ thể giá cát xây tô bán ra 190.000 đồng/m3, cát san lấp 180.000 đồng/m3. “Nhiều công trình trên địa bàn đang tạm ngưng để chờ giá cát trở lại bình thường, nên thời điểm này tiêu thụ rất chậm” - bà Trang than thở.
Trao đổi với ĐTTC, ông Huỳnh Nhân Quang, Trưởng phòng Vật tư CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, cho biết đối với các nhà thầu lớn như Hòa Bình luôn có kế hoạch chủ động nguồn cung ứng, nên giảm bớt phần nào rủi ro khi có sự biến động về giá cả nguyên vật liệu, đảm bảo tiến độ thi công với khách hàng. Đến thời điểm này, dù đã có chiều hướng giá cát giảm hơn so với cách đây vài tháng nhưng vẫn còn cao, làm ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà thầu xây dựng và thị trường xây dựng nói chung.
Trao đổi với ĐTTC, ông Huỳnh Nhân Quang, Trưởng phòng Vật tư CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, cho biết đối với các nhà thầu lớn như Hòa Bình luôn có kế hoạch chủ động nguồn cung ứng, nên giảm bớt phần nào rủi ro khi có sự biến động về giá cả nguyên vật liệu, đảm bảo tiến độ thi công với khách hàng. Đến thời điểm này, dù đã có chiều hướng giá cát giảm hơn so với cách đây vài tháng nhưng vẫn còn cao, làm ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà thầu xây dựng và thị trường xây dựng nói chung.
Do đó ông Quang kiến nghị: “Các cơ quan quản lý nhà nước liên quan như Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên-Môi trường, cần có các đánh giá và giải pháp cùng các doanh nghiệp xây dựng tháo gỡ các khó khăn khan hiếm cát cho thị trường xây dựng như hiện nay. Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát để đảm bảo tài nguyên, an toàn môi trường là cần thiết, tuy nhiên phải có lộ trình phù hợp để thị trường vật liệu tại Việt Nam có các giải pháp phát triển các loại vật liệu thay thế”.
Giá cát thời gian qua tăng với biên độ từ 50-200% khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng chới với. Ảnh: MINH TUẤN
Bắt bệnh, bốc thuốc
Nguyên nhân dẫn đến giá cát tăng cao bất thường với biên độ từ 50-200% so với giá cát tại thời điểm tháng 3, theo ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), trước hết do lệch pha cung cầu cát xây dựng, nguồn cung chỉ đáp ứng được được 40-50% nhu cầu. Qua số liệu cấp phép của Sở Tài nguyên-Môi trường các tỉnh thành, tổng khối lượng khai thác cát xây dựng giai đoạn 2011-2015 là 62 triệu m3/năm, trong khi nhu cầu hàng năm khoảng 130 triệu m3.
Nguyên nhân dẫn đến giá cát tăng cao bất thường với biên độ từ 50-200% so với giá cát tại thời điểm tháng 3, theo ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), trước hết do lệch pha cung cầu cát xây dựng, nguồn cung chỉ đáp ứng được được 40-50% nhu cầu. Qua số liệu cấp phép của Sở Tài nguyên-Môi trường các tỉnh thành, tổng khối lượng khai thác cát xây dựng giai đoạn 2011-2015 là 62 triệu m3/năm, trong khi nhu cầu hàng năm khoảng 130 triệu m3.
Do vậy sau khi các cơ quan tăng cường kiểm soát, tạm dừng khai thác cát tại địa phương, dẫn đến nguồn cung càng thiếu không đáp ứng nhu cầu. Mặt khác, do nguồn cung cấp cát xây dựng phân bố không đồng đều, một số địa phương có nhu cầu sử dụng cát lớn, nhưng không có nguồn cát tại chỗ, phải vận chuyển từ khoảng cách xa, nên tăng chi phí; đồng thời việc kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển cũng làm tăng chi phí, tăng giá vận chuyển nên giá cát tăng nhanh.
Nguyên nhân thứ 2, theo ông Bắc do một số doanh nghiệp, chủ bến bãi hoặc đầu mối cung cấp cát tại một số địa phương, lợi dụng thời điểm này đầu cơ tích trữ cát, tăng giá do nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu. Các chủ dự án công trình xây dựng và chính quyền địa phương bị động trong việc cân đối nguồn cung cát xây dựng, trong khi việc sử dụng nguồn vật liệu thay thế cát tự nhiên còn rất hạn chế. Do đó, khi các công trình hiện nay vẫn tập trung sử dụng cát tự nhiên, dẫn đến khi nguồn cung thiếu đẩy giá cát xây dựng tăng.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh, cho biết hiện Bộ Xây dựng đã có báo cáo kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo về triển khai đợt cao điểm chống khai thác cát trái phép trên phạm vi toàn quốc; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi xây dựng theo đúng quy định, đặc biệt chú ý tới việc thực hiện không có tác động xấu tới môi trường và không được gây sạt lở/sụt lún bờ sông khi khai thác; quản lý, xác định đúng nhu cầu sử dụng cát xây dựng, vật liệu san lấp tại địa phương.
Cùng với đó, để đảm bảo cung cầu và bình ổn giá cát trong thời gian tới, Bộ Xây dựng kiến nghị rà soát cho phép các dự án khai thác cát, hoặc nạo vét luồng đủ điều kiện pháp lý nhằm cung cấp nguồn cát phục vụ xây dựng. Đối với TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và một số nơi có nhu cầu sử dụng cát xây dựng lớn, UBND TP cần chỉ đạo lập phương án về yêu cầu, tiến độ cung ứng cát xây dựng cho toàn TP để chủ động chỉ đạo kế hoạch cung cấp ổn định, phù hợp; thường xuyên nắm thông tin về giá cả, nguồn cung đặc biệt là việc niêm yết giá bán cát công khai, minh bạch, chống việc đầu cơ, tích trữ để tăng giá.
Về lâu dài, các bộ, ngành và địa phương tăng cường triển khai thực hiện Quyết định 452/QĐ-TTg ngày 12-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng, trong đó có việc sử dụng phế thải tro bay làm vật liệu san lấp thay thế cát tự nhiên.
Nguyên nhân thứ 2, theo ông Bắc do một số doanh nghiệp, chủ bến bãi hoặc đầu mối cung cấp cát tại một số địa phương, lợi dụng thời điểm này đầu cơ tích trữ cát, tăng giá do nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu. Các chủ dự án công trình xây dựng và chính quyền địa phương bị động trong việc cân đối nguồn cung cát xây dựng, trong khi việc sử dụng nguồn vật liệu thay thế cát tự nhiên còn rất hạn chế. Do đó, khi các công trình hiện nay vẫn tập trung sử dụng cát tự nhiên, dẫn đến khi nguồn cung thiếu đẩy giá cát xây dựng tăng.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh, cho biết hiện Bộ Xây dựng đã có báo cáo kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo về triển khai đợt cao điểm chống khai thác cát trái phép trên phạm vi toàn quốc; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi xây dựng theo đúng quy định, đặc biệt chú ý tới việc thực hiện không có tác động xấu tới môi trường và không được gây sạt lở/sụt lún bờ sông khi khai thác; quản lý, xác định đúng nhu cầu sử dụng cát xây dựng, vật liệu san lấp tại địa phương.
Cùng với đó, để đảm bảo cung cầu và bình ổn giá cát trong thời gian tới, Bộ Xây dựng kiến nghị rà soát cho phép các dự án khai thác cát, hoặc nạo vét luồng đủ điều kiện pháp lý nhằm cung cấp nguồn cát phục vụ xây dựng. Đối với TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và một số nơi có nhu cầu sử dụng cát xây dựng lớn, UBND TP cần chỉ đạo lập phương án về yêu cầu, tiến độ cung ứng cát xây dựng cho toàn TP để chủ động chỉ đạo kế hoạch cung cấp ổn định, phù hợp; thường xuyên nắm thông tin về giá cả, nguồn cung đặc biệt là việc niêm yết giá bán cát công khai, minh bạch, chống việc đầu cơ, tích trữ để tăng giá.
Về lâu dài, các bộ, ngành và địa phương tăng cường triển khai thực hiện Quyết định 452/QĐ-TTg ngày 12-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong công trình xây dựng, trong đó có việc sử dụng phế thải tro bay làm vật liệu san lấp thay thế cát tự nhiên.
Bộ Xây dựng sẽ tăng cường chỉ đạo hướng dẫn sản xuất và sử dụng cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên trong xây dựng, đẩy mạnh nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn phục vụ cho xây dựng trong nước. Nghiên cứu sử dụng các phế thải công nghiệp (tro, xỉ nhiệt điện, các phế thải khác), cát nhiễm mặn và các loại vật liệu khác thay cát tự nhiên trong san lấp, tiến tới xây dựng lộ trình không sử dụng cát lòng sông làm vật liệu san lấp. Với những thị trường xây dựng lớn ở phía Nam, bộ sẽ đánh giá cung cầu và đề xuất việc nhập khẩu cát xây dựng phục vụ nhu cầu cần thiết. Ông Bùi Phạm Khánh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng |