Chia rẽ sâu sắc
Lời kêu gọi của ông Biden về sự hòa hợp ngay lập tức được hàng loạt tờ báo đưa lại, bởi sau cuộc bầu cử ngày 3-11, nước Mỹ dường như phơi bày rõ hơn những chia rẽ. Hơn 72 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu ủng hộ ông Donald Trump cầm quyền thêm 4 năm nữa, là số phiếu bầu cao nhất cho một Tổng thống đương nhiệm tính tới nay.
Trong khi đó, gần 80 triệu phiếu bầu dành cho ông Biden, cao nhất so với một ứng cử viên. Sự ủng hộ dành cho 2 ứng cử viên đã được phân chia theo các giới hạn rõ ràng dựa trên chủng tộc, tuổi tác, thu nhập, địa lý, tôn giáo và các yếu tố khác.
Thực ra sự phân cực ở Mỹ không phải mới xuất hiện trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump. Nhưng nghiên cứu cho thấy trong những năm gần đây, sự chia rẽ chính trị ngày càng trở nên cá nhân, được thúc đẩy bởi ý tưởng khác biệt giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ về quan niệm đạo đức, chứ không đơn thuần vì vấn đề bất đồng chính sách.
Lee Drutman, nhà nghiên cứu cấp cao làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ Mới, bình luận trong 40 năm qua tâm lý không hài lòng và mất niềm tin của người dân Mỹ ngày càng tăng lên. Điều này do Mỹ chỉ quan tâm đến các quyết sách chính trị ở tầm cỡ quốc gia, mà coi nhẹ sự quản lý tầm vi mô ở các địa phương.
Do đó nhiều nghị sĩ đại diện cho lợi ích thực sự của địa phương khó giành được vị trí thuận lợi trong Quốc hội. Hơn nữa, việc đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ phân chia rõ ràng ở khu vực “thành thị/nông thôn” và “tự do/bảo thủ”, cũng trực tiếp làm giảm hiệu quả và ý nghĩa của các cuộc bầu cử trong việc tìm ra hướng giải quyết những vấn đề xã hội.
Khuynh hướng cực đoan
Điểm đáng chú ý trong thời gian gần đây là dường như những chủ nghĩa cực đoan ngày một lớn mạnh ở Mỹ. Những cuộc biểu tình của phong trào BLM đòi quyền bình đẳng cho người da đen đã trở thành nỗi kinh hoàng trên cả nước Mỹ khi dần chuyển thành các cuộc bạo loạn và cướp bóc.
Khuynh hướng cực đoan
Điểm đáng chú ý trong thời gian gần đây là dường như những chủ nghĩa cực đoan ngày một lớn mạnh ở Mỹ. Những cuộc biểu tình của phong trào BLM đòi quyền bình đẳng cho người da đen đã trở thành nỗi kinh hoàng trên cả nước Mỹ khi dần chuyển thành các cuộc bạo loạn và cướp bóc.
Trong khi đó, báo chí ghi nhận có những nỗ lực trả thù nhắm vào những người ủng hộ ông Trump. Một tổ chức có tên “Dự án Giải trình trách nhiệm của Trump”, đã đe dọa trả đũa kinh tế và nghề nghiệp đối với những người ủng hộ ông Trump.
Nhóm đã đăng thông điệp này trên trang web của mình: “Chúng ta không nên cho phép những nhóm người sau đây thu lợi từ kinh nghiệm của họ: Những người đã bầu ông ta. Những người đã tham gia vào chính phủ của ông ta. Những người đã tài trợ cho ông ta”.
Cựu phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của Obama, Hari Sevugan, đã kêu gọi trả thù những người ủng hộ Trump trên Twitter: "Các nhà tuyển dụng nên cân nhắc vì sẽ có hậu quả nếu thuê bất kỳ ai đã giúp Trump tấn công các giá trị của Mỹ". Cựu Bộ trưởng Lao động Robert B. Reich đã kêu gọi thành lập “Ủy ban Sự thật và Hòa giải”, để “nêu tên mọi quan chức, chính trị gia, hành pháp và ông trùm truyền thông có lòng tham và sự hèn nhát đã gây ra thảm họa này”.
Việc trả thù những người ủng hộ Tổng thống Trump không chỉ giới hạn ở đảng viên đảng Dân chủ. Một nhóm đảng viên đảng Cộng hòa có tên “Dự án Lincoln” đã thề sẽ tiêu diệt các công ty luật dám đại diện cho Tổng thống Trump. Nhóm đã thông báo trên Twitter hôm 3-11 rằng họ đang phát động chiến dịch quảng cáo chống lại các công ty luật Jones Day và Porter Wright Morris & Arthur.
Nghị sĩ Justin Amash (bang Michigan) nhận xét: “Đây là ý tưởng kinh khủng. Sự thống trị đặc biệt của loại khủng bố này hoàn toàn không thể chấp nhận được ở một đất nước tự do". Hơn 72 triệu công dân Mỹ đã bỏ phiếu cho Donald Trump trong cuộc bầu cử vừa qua. Họ có đăng ký nhân thân rõ ràng minh bạch. Liệu các nhà tuyển dụng của họ có phải đối mặt với các cuộc tấn công trên Twitter và yêu cầu sa thải họ? Đăng ký đảng mình theo có trở thành hoạt động nguy hiểm, có thể phá hủy sự nghiệp hoặc an ninh kinh tế của gia đình?
Theo luật tài chính chiến dịch của Hoa Kỳ, tên, địa chỉ và người sử dụng lao động của các nhà tài trợ chính trị được công khai. Mối đe dọa trả đũa đối với "những người đã tài trợ" cho Chiến dịch Trump được kích hoạt bởi các yêu cầu tiết lộ tài chính của chiến dịch. California cũng công khai danh tính và chủ nhân của các nhà tài trợ chính trị cho các chiến dịch của tiểu bang và địa phương. Phản ứng rõ ràng mà bất kỳ người nào không thích rủi ro đối với những mối đe dọa này là từ chối mọi hoạt động chính trị hoặc vận động.
Không dễ dàng cho ông Biden
Không dễ dàng cho ông Biden
Dù những nỗ lực của Biden nhằm thống nhất đất nước là chân thành, song nhiều người cho rằng ông có thể sẽ thất bại ngay từ đầu. Bởi để thông điệp của Biden gây được tiếng vang, trước tiên người ta phải lắng nghe nó. Tin tức đảng phái và các phương tiện truyền thông xã hội đã dẫn đến mớ bòng bong thông tin, mà ngay cả Tổng thống cũng khó phân biệt thực hư. Việc ông Trump cho đến nay vẫn từ chối chấp nhận kết quả bầu cử cũng có nghĩa nhiều người trong các đơn vị cơ sở của đảng Cộng hòa sẽ không coi Biden là tổng thống hợp pháp.
Ông Biden cũng sẽ phải đấu tranh với các nghị sĩ Cộng hòa, những người có ít động cơ chính trị để hợp tác với đảng Dân chủ, đặc biệt nếu họ duy trì đa số tại Thượng viện. Với rất nhiều vấn đề quan trọng cần giải quyết khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của Biden, 2 bên có thể sẵn sàng cho một loạt cuộc chiến lập pháp gay gắt về cách giải quyết chúng tốt nhất. Ông Biden cũng sẽ phải đối mặt với áp lực từ nhiều đảng viên Dân chủ để có đường lối chính sách tích cực hơn, điều này có thể làm tăng thêm căng thẳng.
Những người khác có cái nhìn lạc quan hơn. Ông Biden được cho sẽ có cơ hội gắn kết quốc gia đứng sau sứ mệnh chung là vượt qua đại dịch Covid-19 và hậu quả là nền kinh tế suy thoái - 2 cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Khi còn là thượng nghị sĩ và Phó Tổng thống, ông Biden đã tạo dựng được danh tiếng là một trong những nhà thương thuyết tài năng của Washington. Một số người cho rằng nếu ai đó có thể giúp các đảng viên Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội tìm ra lý do chung, đó là Biden.