Ngân hàng cấp tập cho vay tiêu dùng sát Tết

(ĐTTCO)-Nhân viên ngân hàng liên tục gửi tin nhắn, email hoặc gọi điện thoại, kèm theo đó là các gói khuyến mại giảm lãi suất, tặng quà... được tung ra nhằm thu hút khách vay tiền mua sắm dịp trước Tết Nguyên đán.

(ĐTTCO)-Nhân viên ngân hàng liên tục gửi tin nhắn, email hoặc gọi điện thoại, kèm theo đó là các gói khuyến mại giảm lãi suất, tặng quà... được tung ra nhằm thu hút khách vay tiền mua sắm dịp trước Tết Nguyên đán.

 

Cả tuần nay, chị Mai, TP HCM cho biết, gần như ngày nào cũng nhận được 3-4 tin nhắn, vài cuộc điện thoại chào mời vay vốn của nhân viên các ngân hàn

g. "Do đang có nhu cầu trang trí lại nhà cửa đón Tết nên tôi cũng chịu khó tìm hiểu về các gói vay. Tuy nhiên, nhiều khi đang bận mà cứ nghe điện thoại chào mời vay tiền thì cũng thấy phiền", chị nói.

Bên cạnh việc tăng cường đội ngũ nhân viên bán lẻ để tiếp cận khách hàng, các nhà băng cũng liên tục đưa ra chính sách ưu đãi lãi suất để thu hút người vay. Như tại TPBank, lãi suất mua ôtô được cho vay chỉ từ 7,7% một năm trong suốt 18 tháng. Với VPBank, khách hàng có thể lựa chọn hai mức lãi suất khi vay tín chấp không tài sản đảm bảo, từ 9,99% và 14,99% một năm, tùy vào thời gian cố định lãi suất.

Còn HSBC, nhà băng này hỗ trợ khách vay mua nhà với lãi suất từ 6,49% một năm. Tương tự, VietinBank cũng sẵn sàng tặng ngay quà nội thất nhà hoặc xe cho khách hàng vay mua ôtô, mua nhà trong dịp sát Tết.

Ngoài ra, để tăng dư nợ cho vay tiêu dùng dịp cuối năm, nhiều ngân hàng còn nhắm vào việc đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng. Hầu hết các nhà băng đều chạy những chương trình mở thẻ ưu đãi, từ miễn phí phát hành đến tặng hiện vật (vali, đồ gia dụng), hay tuyên bố hoàn tiền lên tới một, hai triệu đồng khi sử dụng thẻ.

Như tại Vietcombank, tặng tiền từ 150.000 đồng đến vài triệu đồng cho khách quẹt thẻ tại các POS của ngân hàng. Tương tự, TPBank cũng đưa ra một loạt điểm thanh toán, mua sắm giảm giá tới 50% khi chi tiêu bằng thẻ tín dụng....

Ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc Ngân hàng TPBank cho biết đây là dịp cao điểm cho vay tiêu dùng khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao nên được nhà băng này đặc biệt chú trọng. Hơn nữa, theo quy luật mọi năm, ra Tết luôn là giai đoạn chững lại của tăng trưởng tín dụng khi khách hàng ngại đi vay do tâm lý và phong tục của người Việt. "Tầm này ra Tết, người dân có vẻ ngại mua xe, mua nhà. Việc mua sắm của khách hàng thường rơi nhiều vào thời điểm sát Tết Nguyên đán", ông nói.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần khác cũng thừa nhận: "Ngoài Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp lẫn người dân rất ngại mua sắm nên nếu kích cầu thì đây mới là giai đoạn thích hợp nhất", ông nói.

Trong năm vừa qua, vay tiêu dùng được các ngân hàng đánh giá là sản phẩm chủ đạo. Như Sacombank, lợi nhuận những năm gần đây tăng mạnh một phần nhờ sự đóng góp quan trọng từ mảng bán lẻ. Bản thân HDBank, lãnh đạo cho biết rất chú tâm đến mảng này.

Tại cuộc họp tổng kết ngành ngân hàng 2015 trên địa bàn TP HCM mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Phước Thanh cũng khuyến nghị các ngân hàng đẩy mạnh tín dụng phải đi đôi với chất lượng. Muốn vậy, ông Thanh cho rằng thời gian tới, các nhà băng nên đẩy mạnh mảng bán lẻ, kiểm soát chặt tín dụng vào bất động sản và các khoản vay dài hạn nhằm hạn chế rủi ro.

Theo các chuyên gia, tiềm năng của cho vay tiêu dùng tại Việt Nam là rất lớn nhưng khoản cho vay ở mảng này còn đang khá hạn hẹp và sản phẩm chưa đa dạng

Mặt khác, đâu đó vẫn còn tâm lý e dè của người vay tiền trước vấn đề lãi suất. Các chuyên gia cho rằng, việc khuyến khích cho vay tiêu dùng góp phần kích cầu cho nền kinh tế. Tuy nhiên, các ưu đãi thường có thời gian ngắn, sau đó các nhà băng áp dụng lãi suất thả nổi.

"Do đó, khách hàng đi vay phải thận trọng về vấn đề này và phải tìm hiểu kỹ các điều khoản trong hợp đồng để tránh rủi ro về sau", một chuyên giá khuyên.

Các tin khác