Kết quả cho thấy, có 75% số DN cho biết mức thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 3.066 tỷ đồng vì dịch Covid-19, phần lớn DN bị thu hẹp quy mô sản xuất, một số đóng cửa, 24% còn chưa xác định được thiệt hại và 1% số DN còn lại xác nhận doanh thu đã giảm 70%.
Trên một nửa (51%) số DN tham gia khảo sát cho biết họ đã phải thu hẹp quy mô sản xuất do dịch. 35% DN dù đang hoạt động bình thường nhưng phải tạm ngừng sản xuất trong thời gian tới, 7% đã ngừng hoạt động và chỉ có 7% DN vẫn hoạt động bình thường, tính đến thời điểm cuối tháng 3-2020. Toàn bộ hoạt động sản xuất của DN hiện tại để đáp ứng các đơn hàng trong năm 2019.
Sản xuất ngưng trệ khiến quy mô lao động giảm nghiêm trọng. Khoảng 45% tổng số lao động trong các DN này đã mất việc do dịch Covid-19. Theo đó, trong 105 DN cung cấp thông tin về lao động cho biết trước dịch, tổng số lao động làm việc tại các đơn vị này là 47.506 lao động, tuy nhiên đến nay đã có 21.410 lao động nghỉ việc.
Ngoài ra, sức ép của DN về vốn vay, bảo hiểm xã hội, các loại thuế và phí hiện tại rất lớn. Cụ thể, về bảo hiểm xã hội (BHXH), 83 DN phản hồi cho biết mức BHXH phải đóng cho người lao động mỗi tháng là 178,6 tỷ đồng, tương đương 2,15 tỷ đồng/DN. Có 50 DN phản hồi cho biết thuế VAT mà các DN này phải trả tính lũy kế đến nay là 174,6 tỷ đồng, tương đương 3,49 tỷ đồng/DN.
Các DN cũng đưa ra nhiều kiến nghị. Cụ thể, có 78 DN phản hồi trong khảo sát đề nghị Chính phủ hỗ trợ tài chính để giúp DN trả lương đối với những công nhân mất việc. Mức hỗ trợ là 1 tháng lương cho mỗi lao động theo quy định của bộ Luật Lao động, với tổng kinh phí khoảng 146,7 tỷ đồng.
Có 31% trong số DN phản hồi kiến nghị giảm 100% các loại thuế, bao gồm thuế TNDN, thuế VAT, bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất. 31% DN đề nghị giảm 50% các loại thuế và phí này; 15% DN đề nghị giảm xuống mức từ 40% trở xuống.
Trên một nửa (51%) số DN tham gia khảo sát cho biết họ đã phải thu hẹp quy mô sản xuất do dịch. 35% DN dù đang hoạt động bình thường nhưng phải tạm ngừng sản xuất trong thời gian tới, 7% đã ngừng hoạt động và chỉ có 7% DN vẫn hoạt động bình thường, tính đến thời điểm cuối tháng 3-2020. Toàn bộ hoạt động sản xuất của DN hiện tại để đáp ứng các đơn hàng trong năm 2019.
Sản xuất ngưng trệ khiến quy mô lao động giảm nghiêm trọng. Khoảng 45% tổng số lao động trong các DN này đã mất việc do dịch Covid-19. Theo đó, trong 105 DN cung cấp thông tin về lao động cho biết trước dịch, tổng số lao động làm việc tại các đơn vị này là 47.506 lao động, tuy nhiên đến nay đã có 21.410 lao động nghỉ việc.
Ngoài ra, sức ép của DN về vốn vay, bảo hiểm xã hội, các loại thuế và phí hiện tại rất lớn. Cụ thể, về bảo hiểm xã hội (BHXH), 83 DN phản hồi cho biết mức BHXH phải đóng cho người lao động mỗi tháng là 178,6 tỷ đồng, tương đương 2,15 tỷ đồng/DN. Có 50 DN phản hồi cho biết thuế VAT mà các DN này phải trả tính lũy kế đến nay là 174,6 tỷ đồng, tương đương 3,49 tỷ đồng/DN.
Các DN cũng đưa ra nhiều kiến nghị. Cụ thể, có 78 DN phản hồi trong khảo sát đề nghị Chính phủ hỗ trợ tài chính để giúp DN trả lương đối với những công nhân mất việc. Mức hỗ trợ là 1 tháng lương cho mỗi lao động theo quy định của bộ Luật Lao động, với tổng kinh phí khoảng 146,7 tỷ đồng.
Có 31% trong số DN phản hồi kiến nghị giảm 100% các loại thuế, bao gồm thuế TNDN, thuế VAT, bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất. 31% DN đề nghị giảm 50% các loại thuế và phí này; 15% DN đề nghị giảm xuống mức từ 40% trở xuống.
Đáng chú ý, có 31% DN phản hồi kiến nghị các ngân hàng gia hạn các khoản vay của DN thêm 6 tháng, 29% kiến nghị gia hạn 9 tháng, 13% kiến nghị gia hạn 12 tháng trở lên, và 6% kiến nghị gia hạn dưới 5 tháng.
Có 52% DN tham gia cuộc khảo sát đưa ra lời kiến nghị các ngân hàng thương mại giảm lãi suất vốn vay xuống còn 2-5%; 11% kiến nghị giảm xuống dưới 2%; 5% đề xuất giảm xuống còn 5,1-7%.
Có 52% DN tham gia cuộc khảo sát đưa ra lời kiến nghị các ngân hàng thương mại giảm lãi suất vốn vay xuống còn 2-5%; 11% kiến nghị giảm xuống dưới 2%; 5% đề xuất giảm xuống còn 5,1-7%.