Ông Trương Anh Dũng - tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - cho biết hợp tác này góp phần giải quyết bài toán lâu dài cho các tài xế công nghệ, giúp họ trang bị các kỹ năng cần thiết để duy trì, cải thiện sinh kế.
Theo đó, hai bên đặt mục tiêu bị đầy đủ kỹ năng và năng lực cần thiết cho đối tác tài xế sử dụng nền tảng đặt xe như Grab thông qua các chương trình đánh giá và đào tạo, nâng cao kỹ năng.
Song song đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Grab cũng phối hợp xây dựng, chuẩn hóa tài liệu tập huấn và thực hiện các công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về phát triển kỹ năng cho cộng đồng đối tác tài xế.
Trong đó, đẩy mạnh việc phát triển kỹ năng và thúc đẩy các hoạt động giáo dục, đào tạo cho đối tác tài xế bằng cách kết hợp hoạt động đào tạo vào các chương trình gặp mặt đối tác trực tuyến và ngoại tuyến.
Các hoạt động được triển khai cho tất cả đối tác tài xế 2 bánh và 4 bánh trên cả nước.
Đáng chú ý, trong năm 2021, hai bên cũng sẽ tiến hành khảo sát nhu cầu của đối tác tài xế tại 3 TP lớn Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và tổ chức các buổi lấy ý kiến, thẩm định, chuẩn hóa các tài liệu tập huấn kỹ năng, tiến tới đánh giá công nhận kỹ năng nghề quốc gia cho các tài xế công nghệ.
Để thực hiện mục tiêu này, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Grab Việt Nam sẽ cùng phối hợp trong công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia định kỳ hai năm một lần theo kế hoạch chung của kỳ thi.
Trong năm 2021, các công tác quảng bá kỳ thi, khuyến khích đối tác đăng ký tham dự sẽ được thực hiện ngay với kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12. Đồng hành tổ chức các hoạt động nâng cao kỹ năng cho các tài xế công nghệ trên cả nước.
Hai bên sẽ phối hợp xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực, thế mạnh của Grab và hợp tác đánh giá, tiến tới cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho các tài xế...