Nghiện ứng dụng miễn phí

Hiện nay, chỉ với 2-3 triệu đồng, giới trẻ đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại thông minh (smartphone) thời trang và hữu ích. Giờ đây điện thoại không chỉ đơn thuần nghe gọi mà còn thay thế cho chiếc laptop, máy ảnh là cầu nối khổng lồ để kết bạn với toàn thế giới. Nhận diện được xu hướng đó, hàng loạt phần mềm nhắn tin, gọi điện, chia sẻ ảnh video miễn phí ra đời, thu hút hàng triệu lượt người sử dụng.

Hiện nay, chỉ với 2-3 triệu đồng, giới trẻ đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại thông minh (smartphone) thời trang và hữu ích. Giờ đây điện thoại không chỉ đơn thuần nghe gọi mà còn thay thế cho chiếc laptop, máy ảnh là cầu nối khổng lồ để kết bạn với toàn thế giới. Nhận diện được xu hướng đó, hàng loạt phần mềm nhắn tin, gọi điện, chia sẻ ảnh video miễn phí ra đời, thu hút hàng triệu lượt người sử dụng.

Sa đà ứng dụng miễn phí

Kho ứng dụng để nghe gọi chia sẻ miễn phí cập bến Việt Nam có rất nhiều như: Viber, Whatsapp, Wechat, Line, Kakao Talk, Zalo… khiến các bạn tuổi teen tốn bao thời gian tìm hiểu và sử dụng. Giờ đây bên cạnh cụm từ “con nghiện Facebook” bắt đầu nhen nhóm thuật ngữ mới “con nghiện ứng dụng miễn phí”.

Những năm trước, phần mềm Skype trên máy tính, cho phép người dùng nói chuyện trực tiếp với nhau, không tốn tiền gọi điện, không giới hạn khoảng cách, được nhiều người hào hứng đón nhận. Đến nay, kho ứng dụng chia sẻ miễn phí trên smartphone đã chiếm thế thượng phong.

Đỗ Thanh Hùng hiện đang là du học sinh tại Australia. Những ngày đầu, Hùng chỉ biết vào Kakao Talk, Line, Zalo gửi tin nhắn cho bạn bè ở Việt Nam để quên đi nỗi buồn xa xứ. Hùng và cô bạn gái Thùy Trang ở Việt Nam ngày nào cũng nhắn tin, gọi điện xuyên lục địa suốt ngày mà không phải tiêu tốn nhiều tiền bạc.

Để thu hút người dùng, Line và Kakao Talk đã tích hợp thêm hàng loạt trò chơi. Có thể kể đến một số trò chơi như Lineplay, Bejeweled hay Candy Crush đang làm mưa làm gió trên smartphone. Nhiều bạn trẻ bao biện chơi game trên smartphone bổ ích, lành mạnh hơn game online.

Chơi game online phải tốn tiền mua vật dụng chiến đấu trong khi game smartphone rất mất thời gian. Thông thường mỗi bạn đều có hơn 10 game và chơi hết trò này lại chuyển sang game khác, mỗi lần cần 15-25 phút để tăng thêm một “mạng”. Kakao Talk hiện có 4 game và Line có 5 game, kho game ngày càng tăng lên.

Một thực tế sức hút của Facebook giờ đây đã không còn quá lớn như xưa. “Hội cai nghiện Facebook” đã thu hút hơn 100.000 lượt tham gia, blog “Vì sao tôi bỏ Facebook” được nhiều bạn trẻ bình luận, phản hồi. Các ứng dụng Line hay Zalo có phiên bản tương tự Facebook, người dùng có thể cập nhật trạng thái, hình ảnh cũng như video để chia sẻ với bạn bè. Vì vậy nhiều bạn trẻ truy cập Zalo hay Line thường xuyên hơn thay vì Facebook.

Hậu họa khôn lường

Chúng ta không thể phủ nhận các ứng dụng miễn phí là một cuộc cách mạng tiên tiến trong thời đại công nghệ bùng nổ hiện nay. Việc nhắn tin ảnh, tin nhắn thoại, gọi điện hoàn toàn miễn phí trở nên đơn giản. Mặt trái của ứng dụng miễn phí khiến các bạn trẻ sa đà, bỏ bê học hành.

Như Thùy Trang sau bao đêm nghẹn ngào hạnh phúc khi nhận được tin nhắn thoại của Hùng. Hùng đi tham quan chốn hay, cảnh đẹp nào ở Australia cũng chụp ảnh gửi ngay tức khắc cho Trang. Nhưng thức đêm nhiều, thiếu ngủ, sức khỏe sụt giảm kéo theo điểm học bết bát.

Những cuộc cãi vã diễn ra thường xuyên và kết cục cuộc tình lãng mạn đường ai nấy đi. Nhiều sinh viên đốt quá nhiều thời gian ngồi học trên lớp vào game cũng đã phải trả giá đắt ở bài thi cuối cùng.

Nhưng có lẽ hậu quả đáng e ngại nhất là khả năng liên kết với thế giới thực khi các bạn trẻ đắm chìm trong môi trường ảo. Lạm dụng quá mức việc nhắn tin, gọi điện miễn phí đã làm hoạt động giao tiếp bình thường kém phát triển, khả năng thuyết trình và giao tiếp trước đám đông của bạn trẻ bị hạn chế hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, cách thức nhắn tin “theo phong cách tuổi teen” làm nguy cơ mất sự trong sáng của tiếng Việt bởi những từ viết tắt, ngôn ngữ ký hiệu khó hiểu.

Từ đó, vốn từ của các bạn sẽ bị lệch lạc. Thời đại công nghệ thông tin nhưng không nhất thiết cuộc sống của chúng ta phải gắn liền với “viber”, “zalo”, “line”, “kakao”, “whatsapp” như những động từ, chứ không phải là những danh từ đúng như bản chất của nó nữa.

Các tin khác