Đặc biệt năm 2021, do đại dịch Covid-19 hàng chục ngàn người lao động về quê vì chỗ ở tại TP không đảm bảo công tác phòng, chống dịch, vấn đề NoXH lại được chính quyền xới lên với quyết tâm mạnh mẽ. Tại kỳ họp thứ 6 HĐND TPHCM khóa 10 vừa qua, nhiều ý kiến tiếp tục chất vấn lãnh đạo UBND TP, Sở Xây dựng về chương trình phát triển nhà ở, trong đó có việc xây dựng NoXH. Chính quyền, xã hội quan tâm như vậy, nhưng vì sao NoXH vẫn ì ạch trong nhiều năm qua?
Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành (chủ đầu tư dự án NoXH Lê Thành Tân Kiên), cho rằng thủ tục chồng chéo dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết, là nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án NoXH đóng băng và làm các doanh nghiệp chùn tay khi có ý định đầu tư vào phân khúc này. Ông Nghĩa dẫn chứng về một dự án doanh nghiệp ông đã theo đuổi 3 năm nhưng mới xong chừng 20% thủ tục cần thiết.
Trong 3 năm qua có không dưới 15 văn bản các cơ quan trực tiếp trả lời doanh nghiệp, khoảng 20 văn bản trao đổi giữa các sở ngành và khoảng 10 cuộc họp để giải quyết các vướng mắc lớn. Tại buổi giám sát về chương trình nhà ở mới đây của HĐND TPHCM, Sở Xây dựng cho biết thủ tục đầu tư xây dựng dự án NoXH khó hơn dự án nhà ở thương mại (NoTM), đã làm doanh nghiệp ngại đầu tư dự án NoXH. Theo đó, dự án xây dựng NoXH ngoài việc phải qua các bước thủ tục như dự án NoTM, còn thêm những thủ tục khác đặc thù của dự án này. Dự án NoXH được miễn tiền sử dụng đất, nhưng phải làm thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính xong mới làm thủ tục miễn tiền sử dụng đất.
Chưa hết, dự án NoXH còn phải làm thủ tục thẩm định giá bán, giá thuê, giá thuê mua nhà, và cuối cùng phải xác nhận đối tượng mua NoXH. Chính vì thủ tục nhiều và khó hơn nên thời gian thực hiện thủ tục dài hơn. "Đây là điều làm doanh nghiệp ngại đầu tư dự án xây dựng NoXH" - đại diện Sở Xây dựng nhấn mạnh và cho biết hiện có 47 dự án nhà ở có diện tích trên 10ha phải dành 20% đất để xây dựng NoXH.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành (chủ đầu tư dự án NoXH Lê Thành Tân Kiên), cho rằng thủ tục chồng chéo dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết, là nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án NoXH đóng băng và làm các doanh nghiệp chùn tay khi có ý định đầu tư vào phân khúc này. Ông Nghĩa dẫn chứng về một dự án doanh nghiệp ông đã theo đuổi 3 năm nhưng mới xong chừng 20% thủ tục cần thiết.
Trong 3 năm qua có không dưới 15 văn bản các cơ quan trực tiếp trả lời doanh nghiệp, khoảng 20 văn bản trao đổi giữa các sở ngành và khoảng 10 cuộc họp để giải quyết các vướng mắc lớn. Tại buổi giám sát về chương trình nhà ở mới đây của HĐND TPHCM, Sở Xây dựng cho biết thủ tục đầu tư xây dựng dự án NoXH khó hơn dự án nhà ở thương mại (NoTM), đã làm doanh nghiệp ngại đầu tư dự án NoXH. Theo đó, dự án xây dựng NoXH ngoài việc phải qua các bước thủ tục như dự án NoTM, còn thêm những thủ tục khác đặc thù của dự án này. Dự án NoXH được miễn tiền sử dụng đất, nhưng phải làm thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính xong mới làm thủ tục miễn tiền sử dụng đất.
Chưa hết, dự án NoXH còn phải làm thủ tục thẩm định giá bán, giá thuê, giá thuê mua nhà, và cuối cùng phải xác nhận đối tượng mua NoXH. Chính vì thủ tục nhiều và khó hơn nên thời gian thực hiện thủ tục dài hơn. "Đây là điều làm doanh nghiệp ngại đầu tư dự án xây dựng NoXH" - đại diện Sở Xây dựng nhấn mạnh và cho biết hiện có 47 dự án nhà ở có diện tích trên 10ha phải dành 20% đất để xây dựng NoXH.
Trong đó có một số dự án chưa bồi thường giải phóng mặt bằng, một số dự án chủ đầu tư chưa xây NoXH.
Đánh giá về kết quả phát triển nhà ở tại TPHCM giai đoạn 2016-2020, UBND TPHCM nhìn nhận với diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng từ 1,67m2/người năm 2015 lên 20,8m2/người năm 2020, đã đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của dân số tăng thêm, góp phần cải thiện diện tích nhà ở hiện hữu.
Cũng trong giai đoạn này, TP phát triển mạnh các loại hình NoXH, với 19 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung ứng cho thị trường 1,23 triệu m2 sàn. Dù vậy, số lượng căn hộ hoàn thành vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân.
Trong quan điểm phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, TPHCM xác định sẽ khuyến khích bằng cơ chế và chính sách để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, đặc biệt là NoXH, bố trí vốn ngân sách xây dựng NoXH để cho thuê, thuê mua. Cũng đúng thôi, vì các dự án NoXH chưa đáp ứng đủ nhu cầu rất lớn của người dân, nhất là công chức, viên chức, người dân lao động nghèo.
Do vậy, nếu chương trình phát triển nhà ở, trong đó có NoXH chưa đáp ứng đủ nhu cầu, người lao động sẽ khó yên tâm công tác, nhất là lực lượng lao động từ các tỉnh khó bề gắn bó lâu dài với TP.
Mới đây, trong chương trình giám sát nhà ở, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, cho biết sẽ quyết tâm rút ngắn thủ tục để thời gian về thủ tục cho dự án NoXH từ 500 ngày xuống còn 133 ngày, cùng với các chính sách khác để thu hút nguồn lực xã hội vào phân khúc này. NoXH nói quá nhiều, nhu cầu bức xúc đã lâu…
Do đó đã đến lúc người dân, doanh nghiệp cần sự hành động cụ thể từ chính sách, bộ máy chính quyền để doanh nghiệp thực sự hào hứng đồng hành, để người dân có nhu cầu sớm có chỗ ở ổn định, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của TP.