Nỗ lực đẩy mạnh tín dụng doanh nghiệp

Dù kinh tế khó khăn nhưng xuất khẩu 10 tháng qua nước ta vẫn đạt kết quả tích cực. Đặc biệt, từ quý IV nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng lên nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh dịp cuối năm. tình trạng thiếu vốn vẫn là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), họ có thể tuột mất cơ hội nếu không được hỗ trợ kịp thời. Đón đầu xu thế này, một số NHTM có tiềm lực tài chính đã đưa ra các gói tín dụng ưu đãi hàng ngàn tỷ đồng.

Dù kinh tế khó khăn nhưng xuất khẩu 10 tháng qua nước ta vẫn đạt kết quả tích cực. Đặc biệt, từ quý IV nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng lên nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh dịp cuối năm. tình trạng thiếu vốn vẫn là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), họ có thể tuột mất cơ hội nếu không được hỗ trợ kịp thời. Đón đầu xu thế này, một số NHTM có tiềm lực tài chính đã đưa ra các gói tín dụng ưu đãi hàng ngàn tỷ đồng.

Hỗ trợ, chăm sóc SME

Dù có nhiều chương trình kết nối tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong thời gian qua nhưng nhiều đơn vị vẫn khó tiếp cận nguồn vốn vay, kể cả khi lãi suất đã hạ nhanh. Trong khi đó, các NHTM tăng trưởng tín dụng khá “ì ạch” do không tìm được khách hàng vay đủ điều kiện, tín dụng chủ yếu đảo nợ, cơ cấu lại nợ, ít có khoản giải ngân mới.

Trong bối cảnh ấy, để có thể hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra từ đầu năm, thực hiện việc hỗ trợ khách hàng, một số NHTMCP đã không ngồi chờ mà chủ động chào mời, tìm kiếm khách hàng vay.

Thời điểm cuối năm nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao do nhu cầu thị trường đẩy mạnh. Do đó, việc cung cấp các gói tín dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là SME, là rất cần thiết. Chương trình ưu đãi cho vay của MB có tổng trị giá 2.000 tỷ đồng, đang triển khai cho nhóm khách hàng SME không ngoài mục tiêu hỗ trợ nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp. Đây cũng là nhóm đối tượng nằm trong diện ưu tiên cung cấp tín dụng theo chỉ đạo của NHNN.

Ông LÊ VIẾT HẢI,
Giám đốc Khối SME-MB

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) là một điển hình. Thực hiện chủ trương của NHNN, dư nợ tín dụng năm nay của MB tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên, như lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, SME, công nghiệp phụ trợ sử dụng nhiều lao động, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng thiết yếu như thương mại, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, dược phẩm…

Cụ thể, từ đầu năm đến nay MB liên tục triển khai những chương trình ưu đãi lãi suất, phí dành cho khách hàng doanh nghiệp thuộc các đối tượng trên.

Để cho vay an toàn, tại từng chi nhánh/điểm giao dịch, các chuyên viên của MB đồng thời là các chuyên gia tư vấn cùng doanh nghiệp xác lập phương án sử dụng vốn hiệu quả nhất, tạo thế chủ động hỗ trợ vốn kịp thời và chăm sóc tốt nhất “sức khỏe của khách hàng”. Chính vì vậy, trong khi đến nay nhiều NHTM tăng trưởng tín dụng khá khiêm tốn thì MB tăng trưởng giải ngân vốn vay mới tương đối khả quan.

Một trong những chương trình tín dụng hấp dẫn cho doanh nghiệp hiện nay của MB là gói tín dụng 2.000 tỷ đồng cho các SME nhằm tri ân nhân dịp kỷ niệm 18 năm thành lập. Theo đó, mức lãi suất cho vay ưu đãi các doanh nghiệp ở chương trình này chỉ 11,8-12,5%/năm.

Chương trình áp dụng đối với các khoản giải ngân mới, thời hạn cho vay tối đa lên tới 6 tháng và thời gian ưu đãi lãi suất là 3 tháng.

Đối tượng khách hàng ở gói tín dụng này là các khách hàng có xếp hạng tín dụng từ loại A trở lên, không có nợ xấu tại thời điểm xét giải ngân; có sử dụng dịch vụ eMB; tại thời điểm tháng 9-2012, có thu nhập thuần/dư nợ bình quân (TOI) từ 3% trở lên đối với miền Nam và miền Bắc, từ 2,5% trở lên đối với miền Trung; đồng thời ưu tiên doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành theo định hướng phát triển tín dụng như xuất khẩu mũi nhọn, phân phối, thiết bị điện, điện tử…

Thiết kế gói ưu đãi đặc thù

Theo các chuyên gia ngân hàng, thời gian qua nguồn vốn chưa vào mạnh lĩnh vực sản xuất kinh doanh, một phần do doanh nghiệp không đáp ứng đủ yêu cầu, một số khác vẫn còn tâm lý e ngại sử dụng vốn vay, lo ngại chi phí tài chính  cao. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi. Lãi suất cho vay đã được các NHTM giảm mạnh, lạm phát cũng giảm, tỷ giá ổn định.

Đây là bước khởi đầu tốt để doanh nghiệp đặt  niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế thời gian tới. Điều quan trọng là chính các doanh nghiệp phải xác định được chiến lược và phương án sử dụng vốn hiệu quả. Muốn vậy, doanh nghiệp ngoài tìm hiểu cơ hội vay vốn tại các ngân hàng, cũng cần giới thiệu được năng lực của mình để hấp dẫn các ngân hàng.

Khách hàng giao dịch tại MB. Ảnh: C.THĂNG

Khách hàng giao dịch tại MB. Ảnh: C.THĂNG

Song song với gói tín dụng 2.000 tỷ đồng, MB cũng đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho các nhóm khách hàng SME trên cơ sở đặc thù nhóm ngành, vùng miền, với mức giảm tối đa 10% lãi suất cho vay theo biểu lãi suất hiện hành; giảm 20% phí thanh toán quốc tế, giảm 10% phí bảo lãnh, giảm 30% phí dịch vụ tài khoản hay ưu tiên giải quyết hồ sơ trong 3 ngày làm việc…

Kế hoạch từ nay tới 31-12-2012, MB sẽ tiếp tục ưu tiên tín dụng cho nhóm khách hàng nói trên với các gói tín dụng tiêu biểu như ưu đãi lãi suất cho SME, bao thanh toán ưu đãi cho doanh nghiệp xuất khẩu, gói hỗ trợ cho vay vật tư nông sản ở ĐBSCL...

Ngoài ra, MB đang tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao với nhiều tính năng nhằm mang đến sự thuận tiện và tối ưu thời gian cho khách hàng. Lãnh đạo ngân hàng này cho biết tập trung các giải pháp tài chính vững chắc cho nhóm khách hàng SME là một trong những ưu tiên phát triển của MB.

MB đang tập trung tư vấn và cung cấp gói sản phẩm phù hợp với đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Các sản phẩm này được chọn lọc theo loại hình hoạt động, cấu trúc lại để phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp cùng với một mức giá trọn gói hợp lý, giúp tối đa hóa hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp.

9 tháng : MB hoàn thành 83% kế hoạch lợi nhuận

9 tháng năm 2012, MB đạt lợi nhuận trước thuế của riêng hoạt động ngân hàng là 2.682 tỷ đồng, hoàn thành 83% kế hoạch năm và xấp xỉ bằng lợi nhuận cả năm 2011. Trong đó, một số chỉ tiêu đáng chú ý như thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cuối quý III-2012 tăng lần lượt 21% và 19,5% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng chi phí hoạt động phát sinh trong quý III-2012 giảm 29 tỷ đồng so với quý III-2011. Bên cạnh kết quả lợi nhuận khả quan, một số chỉ tiêu quan trọng của MB như tốc độ tăng trưởng huy động cao hơn nhiều so với mức trung bình của ngành, hiệu quả hoạt động vẫn nằm trong top dẫn đầu thị trường. Cụ thể, tính đến ngày 30-9-2012, tổng tài sản của MB đạt 145.337 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái; thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 2.318 đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của MB chưa đến 2%, thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng. Tổng huy động vốn của MB đạt 100.429 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt xấp xỉ 65.000 tỷ đồng. Trước  dự báo kinh tế vĩ mô vẫn diễn biến theo hướng bất lợi, MB đã trích lập dự phòng đầy đủ, bao gồm dự phòng rủi ro tín dụng và dự phòng giảm giá các khoản, chứng khoán đầu tư và góp vốn, đầu tư dài hạn...

Các tin khác