Dow Jones lao dốc hơn 500 điểm
Kết phiên, chỉ số Dow Jones trượt 533.06 điểm, tương đương 1.29%, xuống 40,665.02 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0.78% còn 5,544.59 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite sụt 0.7% xuống 17,871.22 điểm.
Phiên ngày thứ Năm xuất hiện bán tháo nhiều hơn ở các cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn, một mô hình được thấy trong những ngày gần đây khi khả năng ngày càng cao Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng 9 đã củng cố sự lạc quan trên thị trường chung. Tâm lý phấn khích này phần lớn đã thúc đẩy các cổ phiếu vốn hoá nhỏ và có tính chu kỳ hơn, vốn được xem là những công ty được hưởng lợi lớn hơn nhờ chi phí đi vay thấp hơn, mặc dù những cổ phiếu đó cũng suy giảm sau đà tăng đáng chú ý.
Sự thay đổi rút khỏi các cổ phiếu công nghệ bắt đầu từ hôm 17/07, khi Nasdaq Composite chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 12/2022. Ngày 17/07 cũng đánh dấu là phiên đầu tiên kể từ năm 2001 Nasdaq Composite rớt hơn 2.5%, trong khi Dow Jones vẫn ghi nhận mức tăng.
Tuy nhiên, đợt bán tháo vào thứ Năm có vẻ rộng hơn chứ không chỉ riêng lĩnh vực công nghệ. Có đến 10/11 lĩnh vực thuộc S&P 500 chìm trong sắc đỏ, trong khi cứ 10 cổ phiếu thành phần Dow Jones thì có 9 cổ phiếu cũng ghi nhận mức giảm. Ngay cả chỉ số vốn hoá nhỏ Russell 2000, vốn đang leo dốc trong bối cảnh kỳ vọng về việc hạ lãi suất sắp tới, cũng hạ 1.9%.
Bất chấp đà suy giảm hôm thứ Năm, chỉ số Russell 2000 đã vọt 3.5% trong 5 phiên giao dịch vừa qua. Tuy nhiên, Nasdaq Composite đã giảm 2.3% trong cùng thời gian này, nhấn mạnh chủ đề lớn hơn là nhà đầu tư đang quay lưng lại với công nghệ.
Với việc thị trường đỏ lửa vào thứ Năm, Dow Jones là chỉ số duy nhất trong số 3 chỉ số chính hiện còn ghi nhận mức tăng từ đầu tuần đến nay, tiến hơn 1%. Ngoài ra, Russell 2000 đã tăng hơn 2% trong tuần.
S&P 500 mất hơn 1% từ đầu tuần đến nay, còn Nasdaq Composite bốc hơi gần 3% trong bối cảnh hoạt động bán tháo cổ phiếu công nghệ,
Dự trữ tại Mỹ giảm 3 tuần liên tiếp
Cụ thể, dự trữ dầu thô thương mại tại Mỹ sụt 4.9 triệu thùng trong tuần trước, mặc dù dự trữ xăng tăng 3.3 triệu thùng và nhu cầu nhiên liệu động cơ giảm 615,000 thùng/ngày.
Khép phiên, hợp đồng dầu WTI mất 3 xu còn 82.82 USD/thùng. Còn hợp đồng dầu Brent tiến 3 xu lên 85.11 USD/thùng.
Bart Melek, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hoá tại TD Securities, cho rằng: “Dự trữ dầu thô giảm, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông, nhu cầu theo mùa và kỳ vọng lãi suất thấp hơn đều đồng thời đẩy giá dầu tăng cao trong những tuần gần đây.”
Ông Melek cũng nói: “Tuy nhiên, chúng tôi không dự báo đà leo dốc hiện tại sẽ được duy trì.” Ông cho biết, dầu WTI và dầu Brent được dự báo lần lượt giảm xuống còn 78 USD/thùng và 82 USD/thùng vào đầu năm 2025, khi thị trường bước vào trạng thái dư cung và căng thẳng địa chính trị dịu bớt.
Tuy nhiên, theo ông Melek, thị trường sẽ biến động khi các cơn bão, sự bất ổn ở Trung Đông, chính sách ở Trung Quốc và các tuyên bố từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đều có khả năng tác động đến giá dầu.